Chiều 28-5, thông tin từ UBND TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian "nghề làm nước mắm ở Phú Quốc" ở phường Dương Đông và phường An Thới, TP Phú Quốc.
Nhà thùng nước nắm Phú Quốc
Bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc, chủ nhà thùng nước mắm Khải Hoàn - cho biết việc làng nghề nước mắm Phú Quốc hơn 200 năm được công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là một vinh dự lớn cho những người làm nước mắm tại "đảo ngọc". Qua đó động viên, khích lệ tinh thần những người làm nước mắm tiếp tục theo đuổi nghề cha ông để lại. Đồng thời, đưa thương hiệu nước mắm Phú Quốc vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.
Nước mắm Phú Quốc được sản xuất dựa trên phương pháp thủ công truyền thống với công thức 3 cá (cá cơm) + 1 muối được ủ chượp từ 10-12 tháng mới cho ra sản phẩm nước mắm.
Bà Nguyễn Thị Chi, chủ nhà thùng nước mắn Thành Khoa, cho rằng đây là niềm vui thứ 2 của những người làm nước mắm truyền thống Phú Quốc nhận được. Bởi lẽ, năm 2012, nước mắm Phú Quốc được công nhận chỉ dẫn địa lý; còn năm nay dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng với việc nghề nước mắm Phú Quốc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là động lực để những người làm nghề vượt qua khó khăn.
Hiện nay, Hội Nước mắm Phú Quốc có 56 hội viên nhà thùng. Tất cả đều sản xuất dựa trên phương pháp thủ công truyền thống với công thức 3 cá (cá cơm) + 1 muối được ủ chượp từ 10-12 tháng mới cho ra sản phẩm nước mắm. Mỗi năm, ở Phú Quốc sản xuất ra hơn 30 triệu lít nước mắm từ 20-43 độ đạm, đạt doanh thu hơn 600 tỉ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
Xem thêm: mth.94625318182501202-hnad-hniv-coud-couq-uhp-mam-coun-mal-ehgn/et-hnik/nv.moc.dln