vĐồng tin tức tài chính 365

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5: giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam

2021-05-29 03:40

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5: giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam

S.N

(KTSG Online) - Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ 25-5 đến 31-5), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam.

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo thông tin từ Bộ Y tế, năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” dành cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5). Thông qua đây, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.

Đẩy mạnh nhiều giải pháp để hướng tới giảm số người hút thuốc

Theo WHO, trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá. Trong đại dịch Covid-19 đã có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc Covid-19, nhất là những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường. Giảm tỷ lệ hút thuốc lá có thể giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Thời gian qua, Việt Nam thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Kết quả điều tra tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 cho thấy, so với năm 2015 tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5% xuống 21,7%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới.

Để đảm bảo hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá được triển khai sâu rộng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường phối hợp liên ngành trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các đơn vị liên quan cần tiếp tục phổ biến và chỉ đạo thực thi nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá nhằm tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng chống tác hại thuốc.

Nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá cần được đưa vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, việc thực thi quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc của các cơ quan, đơn vị cần được giám sát thường xuyên, lãnh đạo các đơn vị cần gương mẫu thực hiện, không hút thuốc lá nơi làm việc và các địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Các đơn vị cần tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá, lợi ích của việc bỏ thuốc lá, các biện pháp cai nghiện thuốc lá… Song song với việc tuyên truyền tới các cơ quan, tổ chức và người dân về tác hại của thuốc lá điếu thì cũng cần kịp thời phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.

Trên trang thông tin điện tử của Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá (www.vinacosh.gov.vn) có đầy đủ các thông tin về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; tài liệu truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá, tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, hướng dẫn giám sát hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá... để mọi tổ chức, cá nhân tham khảo, tìm hiểu.

Theo các chuyện gia y tế, điều đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lại tăng, đặc biệt ở nhóm học sinh, sinh viên, thanh niên... Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (như thuốc điếu sử dụng tẩu), thuốc lá kiểu mới, các chiến dịch quảng cáo hiện đang "tấn công" vào thanh niên, như giới thiệu nhiều thiết kế "sành điệu", sử dụng tiện lợi, hương vị mới làm cho giới trẻ coi nhẹ những rủi ro với sức khỏe. Trong khi đó, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này cũng có nhiều thành phần gây hại đến sức khỏe con người, rất khó kiểm soát.

Các chuyên gia y tế đã cảnh báo hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử có thể làm tình trạng Covid-19 tồi tệ hơn, do đó hơn bao giờ hết, chính phủ các quốc gia trên thế giới hãy khẩn trương triển khai các chiến lược đã được chứng minh là hiệu quả nhằm ngăn chặn hành động gây hại của các công ty thuốc lá, giúp cứu sống sinh mạng nhân loại.

Các biện pháp hiệu quả này bao gồm tăng thuế thuốc lá, triển khai quyết liệt quy định môi trường không khói thuốc ở tất cả các khu vực công cộng, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh lớn trên các sản phẩm thuốc lá và cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá. Các nhà hoạch định chính sách cũng cần xây dựng và ban hành chính sách cấm các sản phẩm thuốc lá có hương vị bởi bằng chứng khoa học và thực tiễn cho thấy các sản phẩm này thu hút thanh thiếu niên và gây nghiện.

Sự thay đổi tích cực trong nhận thức về tác hại của thuốc lá

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá đánh giá, những kết quả trong công cuộc phòng chống tác hại của thuốc lá chính là những thay đổi tích cực trong nhận thức về tác hại của thuốc lá, thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá, không hút thuốc gần mọi người, là những cơ quan đơn vị tích cực xây dựng môi trường không khói thuốc, là tỷ lệ hút thuốc lá giảm tại nhiều địa phương.

Kết quả nghiên cứu “Tình hình sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá” của  34 tỉnh, thành phố năm 2020 cho thấy, một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ hút thuốc nam giới giảm so với năm 2015 (từ 2,5% đến 12%) như Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Tháp, Tiền Giang.

Các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Nam, Tiền Giang có tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc giảm (từ 8,8% đến 33,2%) so với năm 2015.

Bên cạnh đó, tỷ lệ hiểu biết về tác hại của việc sử dụng thuốc lá cao với 95,5% người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm; tỷ lệ người biết về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá là 65,2%.

Giai đoạn 2019-2020 đã có gần 22.000 trường học, 3826 nhà máy 377 công ty xe khách thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá.

Nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia và triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá như Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên...

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê chia sẻ, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, cần tuyên truyền để mọi người nhận thức rõ việc bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19.

“Theo Tổ chức Y tế thế giới, người hút thuốc lá có khả năng mắc Covid-19 cao gấp 1,5 lần. Hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc và làm trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao hơn. Covid-19 tấn công và làm suy yếu phổi khiến những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc cao hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các tổ chức và chuyên gia y tế công cộng hàng đầu lo ngại rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn nếu mắc Covid-19. Thời điểm đại dịch đang diễn biến phức tạp chính là thời gian phù hợp nhất để người hút thuốc quyết tâm bỏ thuốc lá”, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Tổng hợp từ TTXVN, Bộ Y tế

 

Xem thêm: lmth.man-teiv-iat-al-couht-tuh-nad-iougn-el-yt-maig-5-13-al-couht-gnohk-ioig-eht-yagn-gnu-gnouh/487613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5: giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools