vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam hiện đã có 8 chủng SARS-CoV-2

2021-05-30 03:14

Việt Nam hiện đã có 8 chủng SARS-CoV-2

T.H

(KTSG Online) - Theo thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, qua giải trình gene các mẫu bệnh phẩm Covid-19, các nhà khoa học của Viện đã phát hiện đột biến gene trong 4/32 mẫu bệnh phẩm. Với sự xuất hiện biến chủng mới, Việt Nam đã lưu hành 8 biến chủng của nCoV. Trong đó, chủng phổ biến hiện nay tại Việt Nam là chủng Ấn Độ đã có các dấu hiệu tăng khả năng lây nhiễm và bệnh tăng nặng hơn so với các đợt dịch trước.

Ngành y tế tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN

TTXVN đưa tin, vào tối ngày 29-5, Bộ Y tế thông tin về đột biến gene trên mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam. Qua giải trình gene các mẫu bệnh phẩm Covid-19, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phát hiện đột biến gene trong 4/32 mẫu bệnh phẩm.

Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: “Chúng tôi phát hiện có đột biến mất Y144 trên protein S của virus B.1.167.2 (lần đầu phát hiện tại Ấn Độ). Đột biến này giống đột biến phát hiện trên biến thể B.1.1.7 (lần đầu phát hiện tại Anh).”

Theo Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai, dữ liệu B.1.167.2 trên GISAID hiện tại chưa ghi nhận đột biến mất Y144, nên đột biến này vẫn cần theo dõi và nghiên cứu thêm.

GISAID là bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2, được các nhà học học trên toàn cầu cập nhật liên tục; bản đồ này được các nhà khoa học tại các quốc gia cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của SARS-CoV-2.

Trong phiên họp Chính phủ sáng 29-5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã thông tin chủng phổ biến hiện nay tại Việt Nam là chủng Ấn Độ đã có các dấu hiệu tăng khả năng lây nhiễm và bệnh tăng nặng hơn so với các đợt dịch trước.

Với sự xuất hiện biến chủng mới, Việt Nam đã lưu hành 8 biến chủng của nCoV, bao gồm: Chủng Vũ Hán, D614G ở châu Âu, B.1.1.7 từ Anh, chủng B.1.351 ở Nam Phi, B.1617 từ Ấn Độ, B.1.619 từ châu Phi, chủng B.1.222 và biến chủng mới vừa xuất hiện.

Trước đó, vào sáng 24-5, Bộ Y tế công bố kết quả Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành giải trình tự gene các mẫu bệnh phẩm do các địa phương gửi về ở những bệnh nhân đã mắc COVID-19 để xác định biến thể của virus SAR-CoV-2, qua đó có thể giúp xác định nguồn gốc ổ dịch, biện pháp phòng ngừa và hướng điều trị phù hợp.

Bộ Y tế hỗ trợ Bắc Ninh tiêm 200.000 liều vaccine Covid-19 trong một tuần

Theo Suckhoedoisong.vn, phát biểu tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Ninh về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn chiều tối ngày 29-5, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết nhận định về tình hình dịch tại Bắc Ninh cho thấy nhiều ổ dịch không rõ đường lây truyền và khả năng xâm nhập từ cộng đồng vào khu công nghiệp rất lớn và hiện hữu.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lo lắng về các ổ dịch trong khu công nghiệp của tỉnh. “Với những biện pháp đã và đang triển khai trong chống dịch của Bắc Ninh mặc dù tạm yên tâm, nhưng tỉnh vẫn phải quyết liệt hơn, vì số khu công nghiệp của Bắc Ninh cũng như công nhân nhiều hơn Bắc Giang. Bắc Ninh có đến 400.000 công nhân trong đó hơn 200.000 người đến từ 63 tỉnh, thành phố”, ông nói.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong lần làm việc trước đó với Bắc Ninh về công tác phòng chống dịch trên địa bàn, Bộ trưởng đã đề nghị Bắc Ninh thực hiện giãn cách xã hội mạnh hơn, trên quy mô lớn hơn để bảo vệ an toàn cho sản xuất. Cần bảo vệ công nhân trong suốt quá trình từ nơi ở, khi di chuyển và tại các nhà máy. Cục Quản lý môi trường y tế của Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể và đã tiến hành tập huấn cho địa phương, giám sát. “Bảo vệ các khu công nghiệp là vấn đề mấu chốt để kiểm soát tình hình dịch”, ông nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng khuyến nghị: Đối với một số khu nhà lưu trú có tập trung đông công nhân nếu có ca nhiễm thì lập tức áp dụng thiết chế cách ly tập trung, đảm bảo tối đa an toàn, không cho ra khỏi phòng và xử lý nghiêm vi phạm; giảm mật độ ở những khu này theo hướng 50% đi làm, 50% ở nhà.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nay các đơn vị sản xuất bộ xét nghiệm (test) nhanh đang nỗ lực nâng cao năng lực, hiện vào khoảng 150.000 bộ/ngày, trong khi nhu cầu thì nhiều. Do đó, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu bộ xét nghiệm nhanh về Việt Nam.

Về đề nghị của Bắc Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết quan điểm của Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ.

Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin qua kiểm tra một số nhà máy trong các khu công nghiệp, Bộ Y tế khuyến khích các doanh nghiệp tự lấy mẫu. Bộ Y tế đã có video hướng dẫn nên chỉ cần làm 1-2 lần là thực hiện tốt. Về xét nghiệm PCR, Bộ trưởng nêu rõ không lo thiếu. Tuy nhiên, tỉnh cần kết hợp vừa xét nghiệm kháng nguyên nhanh vừa xét nghiệm gộp mẫu mới làm nhanh được.

Liên quan đến việc điều trị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế đã tiếp tục giao các bệnh viện trung ương đảm bảo tối đa nhân sự hồi sức tích cực (ICU) cho Bắc Ninh. Tỉnh cũng cần xây dựng phương án có 5.000 ca mắc để chủ động ứng phó.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, nếu Bắc Ninh liên hệ với các doanh nghiệp, đối tác để nhập khẩu được vaccine Covid-19 thì Bộ Y tế ủng hộ. Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng.

Bộ Y tế đã giao hai Thứ trưởng, được xem là “tư lệnh”của hai bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh và Bắc Giang trong vòng 7 ngày phải triển khai tiêm xong 200.000 liều vaccine phòng Covid-19 tại mỗi tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Theo TTXVN, Suckhoedoisong.vn

Xem thêm: lmth.2-voc-sras-gnuhc-8-oc-ad-neih-man-teiv/308613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam hiện đã có 8 chủng SARS-CoV-2”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools