20 trường, viện có thành tích nghiên cứu khoa học tốt nhất của Việt Nam theo SCImogo
SCImago xếp hạng các trường đại học, viện nghiên cứu dựa trên 3 tiêu chí gồm năng suất nghiên cứu (50%), sáng tạo và đổi mới (30%) và tác động xã hội (20%).
Tại Việt Nam, Oxford University Clinical Research Unit (OUCRU) xếp thứ nhất, 153 châu Á và 603 thế giới.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp OUCRU đứng đầu Việt Nam về năng lực nghiên cứu khoa học trong xếp hạng của SCImago.
OUCRU là đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tại TP.HCM được thành lập vào năm 1991, dưới sự bảo trợ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Các vị trí tiếp theo thuộc Trường đại học Tôn Đức Thắng (200 châu Á, 663 thế giới), Trường đại học Y dược TP.HCM (239 châu Á, 704 thế giới), Đại học Quốc gia Hà Nội (261 châu Á, 704 thế giới).
Danh sách này còn có Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Duy Tân, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Huế, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Mở TP.HCM, Trường đại học Kinh tế TP.HCM...
Ở phạm vi thế giới, trong số 4.126 trường đại học, học viện được xếp hạng, đầu bảng là Đại học Harvard. Các vị trí tiếp theo trong top 10 đều là các trường đại học của Mỹ, Trung Quốc và Anh.
Với 1.437 trường đại học tại châu Á, 10 trường đại học xếp hạng cao nhất phần lớn nằm ở Trung Quốc, một số ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Sinh viên ngành y dược một trường đại học ở Việt Nam trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG
Xếp hạng năng lực nghiên cứu khoa học
Ra đời từ năm 2009, bảng xếp hạng SCImago (SCImago Institutions Rankings) được công bố mỗi năm một lần.
Bảng xếp hạng nghiên cứu khoa học do SCImago phát triển là một hệ thống xếp hạng năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học hoặc các cơ quan có chức năng nghiên cứu trên toàn thế giới, với chủ đích cung cấp các chỉ số đo lường thông tin thư mục liên quan đến số lượng và chất lượng các ấn bản khoa học của mỗi đơn vị được công bố và thống kê trong cơ sở dữ liệu Scopus.
Bảng xếp hạng này cũng nhằm cung cấp công cụ đo lường cho các tổ chức, nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý nghiên cứu phân tích, đánh giá và cải thiện các hoạt động và hiệu suất nghiên cứu tại các trường đại học, viên nghiên cứu.
TTO - Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố tài trợ 213.000 USD cho dự án nghiên cứu của TS Đặng Thương Huyền - giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Xem thêm: mth.87794510113501202-a-uahc-351-gnah-pex-man-teiv-o-coh-aohk-uuc-neihgn-os-oc-tom/nv.ertiout