vĐồng tin tức tài chính 365

Gánh nợ 25.000 tỷ đồng, DN của "vua hầm" Hồ Minh Hoàng làm ăn ra sao?

2021-05-31 14:33

“Lột xác” với màn tăng vốn thần tốc

CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả được biết đến là đơn vị quản lý, khai thác, bảo trì hầm đường bộ Hải Vân, hầm đường bộ Đèo cả, hầm đường bộ Cù Mông và quản lý vận hành nhiều trạm thu phí trên cả nước.

Từ một công ty nhỏ có vốn điều lệ khiêm tốn trên sàn chứng khoán, CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả có màn “lột xác” thành tập đoàn hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhờ thương vụ tăng vốn điều lệ “khủng” vào năm 2019.

Tiền thân của Giao thông Đèo Cả là “Xưởng Thống Nhất” thành lập năm 1975 với nhiệm vụ phục vụ đại tu, sửa chữa cho các ô tô bị hư hỏng trong thời kì chiến tranh. Năm 2005, doanh nghiệp này đổi tên thành CTCP Quản lý và Khai thác Hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco).

Tháng 7/2012, Hamadeco trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5). Sau đó khoảng 1 năm, công ty này được tiến hành cổ phần hóa, quy mô vốn điều lệ ban đầu là 31,6 tỷ đồng. Năm 2015, công ty chính thức niêm yết trên sàn UPCOM ( mã chứng khoán HHV) với số vốn điều lệ là 49 tỷ đồng.

Đến đầu năm 2019, Hamadeco vẫn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với mức vốn điều lệ khiêm tốn vỏn vẹn 79 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Tập đoàn Đèo Cả dần thay thế Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) nắm giữ cổ phần chi phối Hamadeco, doanh nghiệp này mới chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (tên viết tắt: DII, mã: HHV) và tăng vốn điều lệ lên gấp 31 lần.

Tài chính - Ngân hàng - Gánh nợ 25.000 tỷ đồng, DN của 'vua hầm' Hồ Minh Hoàng làm ăn ra sao?

Quá trình tăng vốn thần tốc của HHV

Cụ thể, thay vì thanh toán tiền mặt, doanh nghiệp này phát hành hơn 239,446 triệu cổ phần cho 5 nhà đầu tư (chủ nợ) để hoán đổi số công nợ lên tới 2.394,46 tỷ đồng, là khoản tiền đã đầu tư vào 5 dự án hạ tầng giao thông.

Sau thương vụ này, vốn điều lệ của HHV tăng vọt từ 79 tỷ đồng lên gần 2.270 tỷ đồng, tổng tài sản tăng từ 360 tỷ lên thành hơn 30.000 tỷ đồng. Riêng khoản nợ tăng từ 258 tỷ đồng lên trên 23.000 tỷ đồng vào cuối năm.

Theo đó, doanh nghiệp này cũng nắm quyền chi phối tại nhiều dự án BOT lớn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Cần phải nói thêm, 5 nhà đầu tư (chủ nợ) này đều liên quan đến các dự án công trình giao thông của Tập đoàn Đèo Cả do ông Hồ Minh Hoàng lãnh đạo.

Hiện, cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là CTCP Đầu tư Hải Thạch BOT với tỷ lệ sở hữu 49,29%, CTCP Đầu tư Hạ tầng miền Bắc với tỷ lệ sở hữu 33%, còn lại là các tổ chức và cá nhân khác. Ngoài ra, còn một số cá nhân khác như ông Hồ Minh Hoàng (0,79%) và ông Nguyễn Quốc Ánh (0,62%)…

Tài chính - Ngân hàng - Gánh nợ 25.000 tỷ đồng, DN của 'vua hầm' Hồ Minh Hoàng làm ăn ra sao? (Hình 2).

Cơ cấu cổ đông của công ty

Ông Hồ Minh Hoàng, người được mệnh danh là “vua hầm” tại Việt Nam hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả.

Khoản vay nợ khổng lồ đến từ Vietinbank

Sau thương vụ tăng vốn thần tốc vào năm 2019, tình hình kinh doanh của HHV tăng trưởng đột biến khi khoản lợi nhuận tăng vọt lên 155 tỷ đồng, gấp 12 lần năm 2018. Theo lãnh đạo HHV, nguồn lợi nhuận này đến từ việc đầu tư chi phối nhiều dự án như hầm đường bộ qua Đèo Cả, hầm đường bộ Phước Tượng Phú Gia, dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn, cao tốc Hữu Nghị Chi Lăng.

Năm 2020, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo doanh thu đột biến 1.202 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm trước chủ yếu nhờ doanh thu thu phí BOT. Trong cơ cấu doanh thu, mảng vận hành các trạm thu phí chiếm 77% tổng doanh thu với 938 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - Gánh nợ 25.000 tỷ đồng, DN của 'vua hầm' Hồ Minh Hoàng làm ăn ra sao? (Hình 3).

Doanh thu và lợi nhuận của HHV qua các năm

Đứng thứ 2 trong cơ cấu doanh thu là mảng doanh thu xây lắp đạt 139 tỷ đồng, mảng duy tu bảo dưỡng hầm, đường đạt 103 tỷ đồng, còn lại là nguồn thu từ kinh doanh bất động sản và cung cấp dịch vụ trung chuyển.

Đáng chú ý là khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng vọt 178 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước báo lỗ gần 78 tỷ đồng. Kết quả, HHV báo lãi sau thuế 175 tỷ đồng, tăng 13%. Theo HHV, hoạt động quản lý vận hành các trạm thu phí từ tháng 4/2020 đã giúp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng vọt.

Theo báo cáo thường niên năm 2020, công ty đang đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các gói thầu thuộc Dự án Hầm Hải Vân 2. Đây là dự án thành phần lớn cuối cùng trong Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả với tổng mức đầu tư lên đến 21.612 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của HHV đạt 32.000 tỷ đồng, tăng gần 8,04% so với năm 2019. Trong đó chủ yếu là tài sản cố định và các công trình dở dang như dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả, dự án tuyến cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn, dự án hầm đường bộ Phước Tượng Phú Gia.

Đáng chú ý, tổng giá trị nợ vay của HHV cũng tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với thời điểm năm trước, đạt 25.032 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 3.576 tỷ đồng, riêng nợ vay dài hạn ghi nhân hơn 21.400 tỷ đồng. Đáng chú ý, lượng tiền mặt và tương đương tiền của doanh nghiệp này chỉ vỏn vẹn gần 280 tỷ đồng.

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đang là “chủ nợ” lớn nhất của HHV khi khoản vay lên đến hơn gần 20.000 tỷ đồng, chiếm 92% tổng nợ vay dài hạn của doanh nghiệp.

Cụ thể, tại khoản vay ngắn hạn, Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng cho HHV vay tổng 2 khoản vay ngắn hạn  là 180 tỷ đồng (đáo hạn ngày 2/11/2021). Tại khoản vay dài hạn, Vietinbank chi nhánh Hà Nội cho doanh nghiệp này vay tới 19.683 tỷ đồng.

Quý I năm nay, Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả ghi nhận 365 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Mức lãi sau thuế 59 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 20,4 tỷ cùng kỳ năm trước.

Cổ đông lớn "đua nhau" thoái vốn

Mới đây, hai cổ đông lớn của Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả đăng ký bán tổng cộng hơn 41 triệu cổ phiếu HHV nhằm mục tiêu huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó, CTCP Đầu tư Hải Thạch BOT - cổ đông lớn nhất HHV vừa thông tin đăng ký bán 25 triệu cổ phiếu HHV. Tháng 8/2020, tổ chức này đã nhận hơn 40 triệu cổ phiếu HHV để hoán đổi nợ và nâng sở hữu lên gần 132 triệu đơn vị, tương đương 49,29% vốn như hiện nay. Nếu bán hết lượng cổ phiếu đăng ký, doanh nghiệp sẽ giảm lượng cổ phiếu nắm giữ tại Đèo Cả còn gần 107 triệu đơn vị.

Cũng liên quan đến giao dịch của cổ đông lớn, mới đây CTCP BOT Hưng Phát đăng ký bán toàn bộ 16,4 triệu cổ phiếu HHV, tương đương 6,13% vốn của Đèo Cả đang từ ngày 19/5 đến ngày 17/6. Nếu giao dịch thành công, BOT Hưng Phát sẽ không còn sở hữu cổ phiếu HHV, qua đó Đèo Cả sẽ chỉ còn hai cổ đông lớn gồm CTCP Đầu tư Hải Thạch BOT, CTCP Hạ tầng Miền Bắc (33%).

Bên cạnh đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, công ty đã thông qua việc tăng vốn điều lệ lên hơn 859,5 tỷ đồng và việc thực hiện răng vốn dự kiến thông qua hai phương án: phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ: 270,7 tỷ đồng và phương án cháo bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là gần 589 tỷ đồng. Vốn điều lệ dự kiến sau hai đợt phát hành là hơn 3.500 tỷ đồng.

 

Xem thêm: lmth.301615a-s-armeit-oc-gnaoh-hnim-oh-mah-auv-auc-ndgnod-yt-00052-on-hnag/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gánh nợ 25.000 tỷ đồng, DN của "vua hầm" Hồ Minh Hoàng làm ăn ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools