vĐồng tin tức tài chính 365

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu "vàng đen" trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 n

2022-06-03 14:37

Một chiếc Lamborghini hay Range Rover chạy trên mọi nẻo đường cao tốc. Đội chuyên cơ giá cả nửa tỷ USD bay trên bầu trời. Những cột dầu phun ào ạt từ miệng giếng khoan.

Đây có lẽ là cách hầu hết mọi người vẫn hình dung về cuộc sống thường ngày ở Ả Rập Xê-út. Đối với gần 28 triệu người dân của quốc gia này, viễn cảnh trên chỉ là một sự phóng đại. Tuy nhiên, với các thành viên trong gia tộc Saud, đó chỉ là một góc rất nhỏ của thực tế.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 1.

Triều đại đầu tiên của Ả Rập Xê-út được thành lập bởi Muhammad bin Saud vào năm 1744. Khi đó, phần lớn lãnh thổ của quốc gia này đang bị đế chế Ottoman (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ) kiểm soát.

Muhammad bin Saud đã xây dựng được quyền lực và danh tiếng sau khi liên minh với một nhà lãnh đạo tôn giáo có tên là Muhammad ibn Abd al-Wahhab. Cả hai cùng nhau thành lập phong trào chính trị được gọi là Wahhabism, thiết lập căn cứ tại thành phố Riyadh.

Nhà nước này đã dần mở rộng sau đó và nhanh chóng kiểm soát phần lớn lãnh thổ mà ngày nay được biết tới là Ả Rập Xê-út. Tuy nhiên, nó chỉ kéo dài đến năm 1818, trước khi bị người Ottoman tiêu diệt. Trong vòng 50 năm tiếp theo, gia tộc Saud đã chiến đấu gay gắt với gia tộc đối địch, nhưng cuối cùng đành chịu thất bại và bị đày tới Kuwait.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 2.

Đầu thế kỷ 19, "Ả Rập" chỉ là một vùng đất chắp vá bị kiểm soát bởi thủ lĩnh của nhiều bộ tộc khác nhau. Năm 1902, Abdul Aziz - hậu duệ nhiều đời của Muhammad bin Saud, người sau này được biết đến là Ibn Saud, đã lãnh đạo một nhóm nhỏ của gia tộc tái chiếm Riyadh.

Bị thuyết phục bởi quyết tâm đánh đuổi người Ottoman và thống nhất Ả Rập của Ibn Saud, nhiều thủ lĩnh bộ tộc đã ra tay giúp đỡ. Nhờ vậy, sức ảnh hưởng của ông càng ngày càng lớn.

Ibn Saud và lực lượng nổi dậy của ông không phải là kẻ thù duy nhất tấn công đế chế Ottoman vào thời điểm đó. Năm 1916, đế chế Ottoman cũng đang chiến đấu chống lại người Anh trong Thế chiến 1. Nhận thấy đây là cơ hội để làm suy yếu đế chế Ottoman, người Anh đã hỗ trợ Ibn Saud thống nhất Ả Rập.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 3.

Ibn Saud

Trong vòng 10 năm tiếp theo, Ibn Saud đã chiến đấu chống lại các thế lực chống đối ở cả trong và ngoài nước. Đến năm 1926, Ibn Saud tự xưng là Vua của Hejaz - vùng đất phía đông Ả Rập. Khoảng 1 năm sau, ông tiếp tục xưng vương tại vùng đất Nejd, nằm ở trung tâm Ả Rập.

Mãi đến năm 1930, lực lượng của Ibn Saud mới đánh bại đối thủ lớn nhất của mình sau một trận chiến khốc liệt kéo dài 2 năm. Với chiến thắng này, ông đã thống nhất Hejaz và Nejd, tạo nên Vương quốc Ả Rập Xê-út. Năm 1932, Ibn Saud chính thức trở thành Quốc vương của vùng đất này.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 4.

Sau 150 năm, cuối cùng Ibn Saud cũng đã hoàn thành tâm nguyện mà tổ tiên giao phó. Tuy nhiên, một vấn đề mới lại nảy sinh.

Sau hàng thập kỷ tiến hành chiến tranh để thống nhất một vùng sa mạc gần như không thể ở được, đến mức một cây xương rồng chẳng thể mọc lên, nhà Saud đã trở nên khánh kiệt. Trên thực tế, toàn bộ vương quốc Ả Rập Xê-út rơi vào cảnh thiếu thốn.

Phần lớn người dân nước này, bao gồm hoàng gia, phải sống dựa vào ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế, cũng như doanh thu từ các hoạt động du lịch tại Thánh địa Mecca. Tình hình càng tệ đi sau thời kỳ Đại Suy thoái, khi mà tín đồ Hồi giáo không còn tiền để hành hương như mọi năm.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 5.

Trong cơn bĩ cực, nhà Saud đặt niềm tin vào dầu mỏ - thứ mà họ hy vọng sẽ là phao cứu sinh giúp vực dậy toàn bộ đất nước. Thế chiến 1 đã chứng minh nguồn nhiên liệu tự nhiên này sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong tương lai gần.

Vào thời điểm đó, Mỹ mới là cái tên dẫn đầu về sản lượng "vàng đen" trên thế giới. Người ta tin rằng khu vực Trung Đông không có nhiều mỏ dầu, nếu có cũng chỉ phát hiện ở khu vực Ba Tư (ngày nay là Iran) và Bahrain. Điều này làm chùn bước các ngân hàng nước ngoài, khiến những công ty muốn thăm dò dầu khí ở Ả Rập Xê-út không thể vay tiền.

Mặt khác, người dân địa phương vẫn truyền tai nhau về những ngôi làng hẻo lánh ở Ả Rập Xê-út, nơi dầu chảy tràn khắp mặt đất. Điều này đã thôi thúc sự tò mò của nhà Saud.

Năm 1935, hai công ty Standard Oil và Texas Oil hợp tác với nhau và thành lập thương hiệu CALTEX. Họ đã khoan những mũi thăm dò đầu tiên tại Dammam - một ngôi làng phía đông Ả Rập Xê-út.

Sau 3 năm liên tục gặp vấn đề và thất bại, CALTEX đã có một phát hiện làm thay đổi mãi mãi cục diện của vương quốc Ả Rập Xê-út, khu vực Trung Đông và toàn bộ thế giới.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 6.

Ngày 3/3/1938 đánh dấu cột mốc hết sức quan trọng: lần đầu tiên dầu được phát hiện ở Dammam. Vào thời điểm đó, gia tộc Saud vẫn nghĩ đây chỉ là may mắn ngẫu nhiên. Họ không dám chắc về sự tồn tại của những mỏ dầu khác, mà tin rằng Dammam là nguồn nhiên liệu duy nhất mà mình có.

Năm 1949, Jean Paul Getty - tỷ phú người Mỹ giàu lên từ dầu mỏ - đã có một nước đầu tư tưởng chừng như "điên rồ".

Ông đã bỏ ra 9,5 triệu USD tiền túi (tương đương với 100 triệu USD ngày nay) để độc quyền thăm dò dầu khí tại phía đông Ả Rập Xê-út trong vòng 60 năm. Sau đó, nhà tài phiệt này còn chi thêm 30 triệu USD tiền túi (tương đương 300 triệu USD ngày nay) để tìm kiếm "vàng đen".

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 7.

John Paul Getty

Rốt cuộc, trời cũng không phụ lòng người. Mảnh đất sa mạc khô cằn năm nào đã trở thành nơi sản xuất 16 triệu thùng dầu mỗi năm. Tỷ phú Getty cũng nhờ vậy mà lọt vào top những người đầu tiên trên thế giới có khối tài sản vượt mốc 1 tỷ USD (chưa tính đến lạm phát).

Sau đó, mỏ dầu Ghawar được phát hiện và bắt đầu đi vào sản xuất vào năm 1951. Hóa ra, đây chính là nơi có trữ lượng dầu thô lớn nhất từng được tìm thấy trên Trái đất. Các chuyên gia dự tính, Ghawar có thể cung cấp khoảng 75-83 tỷ thùng dầu thô cho đến khi cạn kiệt. Hiện tại, 6/30 mỏ dầu lớn nhất thế giới đều hiện diện ở Ả Rập Xê-út.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 8.

Đúng như dự đoán, trong vòng 50 năm tiếp theo, Ả Rập Xê-út đã vươn mình thành một trong những quốc gia lớn, giàu có và quyền lực nhất thế giới.

Ibn Saud trị vì vương quốc của mình cho đến khi qua đời vào tháng 11/1953. Ông lấy tới 22 người vợ, sinh được 45 người con trai (nhưng chỉ còn 36 người sống sót đến tuổi trưởng thành) và vô vàn con gái.

Ngai vàng của ông tiếp tục được truyền lại cho 5 người con trai khác nhau. Quốc vương hiện tại của Ả Rập Xê-út là Salman bin Abdulaziz. Theo ước tính, nhà Saud hiện đang nắm giữ khối tài sản trị giá 1,4 nghìn tỷ USD, đứng đầu danh sách những hoàng tộc giàu có nhất thế giới.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 9.

Quốc vương Salman bin Abdulaziz

Đáng ngạc nhiên là, dù nhà Saud có tới 15.000 thành viên hoàng tộc, nhưng phần lớn số tiền khổng lồ này lại nằm trong tay của vỏn vẹn 2.000 người.

Chỉ riêng vị vua 86 tuổi đã sở hữu tới 18 tỷ USD, là thành viên hoàng tộc giàu thứ ba trên thế giới. Tổng tài sản ròng của con trai ông - Thái tử Mohammed bin Salman - rơi vào khoảng 17,7 tỷ USD.

Năm 2021, Mohammed bin Salman đã bỏ ra 400 triệu USD để mua lại CLB bóng đá Newcastle United. Năm 2019, vị Thái tử này còn chi 450 triệu USD chỉ để mua bức họa Salvator Mundi của danh họa Leonardo da Vinci. Trong quá khứ, anh từng gây chú ý khi mua siêu du thuyền Serene trị giá 500 triệu USD, mua lâu đài Pháp với giá 300 triệu USD.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 10.

Thái tử Mohammed bin Salman

Mỗi tháng, tất cả thành viên nhà Saud sẽ nhận được tiền trợ cấp từ khoản doanh thu xuất khẩu dầu mỏ. Toàn bộ quá trình phân bổ được quản lý bởi một văn phòng trực thuộc Bộ Tài chính Ả Rập Xê-út.

Số tiền mà mỗi thành viên nhận được sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ của họ với Quốc vương. Một thành viên hoàng tộc thuộc chi dưới cũng kiếm được ít nhất 800 USD/tháng. Trong khi đó, những thành viên hoàng tộc chi trên có thể nhận tới hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu USD/tháng.

Giống như nhiều tập đoàn khác trên thế giới, các thành viên hoàng tộc sẽ nhận được thêm khoản tiền thưởng dựa trên lợi nhuận từ dầu mỏ của năm đó. Trung bình mỗi năm, Bộ Tài chính Ả Rập Xê-út phân bổ khoảng 20-40 tỷ USD tiền trợ cấp và thưởng cho nhà Saud.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 11.

Năm 2015, thái tử đã mua một lâu đài ở Pháp với giá 300 triệu USD.

Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu vàng đen trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 năm, 15.000 con cháu đời sau đều sống trong nhung lụa - Ảnh 12.

Bức tranh Da Vinci trị giá 450 triệu USD mới được Thái tử mua.

Số tiền khổng lồ này sau đó sẽ được nhà Saud sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Các thành viên hoàng tộc đang sở hữu một lượng du thuyền trị giá 300 triệu USD, một lượng chuyên cơ khác trị giá 500 triệu USD. Họ cũng dùng tiền để mua nhiều thứ đồ xa xỉ khác như biệt thự, trang sức, lâu đài, nhà cao tầng, thậm chí là sân vận động hay cả một hòn đảo.

Lợi nhuận từ dầu mỏ cũng được đổ vào Quỹ Đầu tư Quốc gia của Ả Rập Xê-út. Hiện tại, cơ quan này đang quản lý khối tài sản có tổng trị giá lên tới 757 tỷ USD.

(Theo CNW)

https://cafef.vn/gia-toc-giup-dat-nuoc-thoat-ngheo-nho-so-huu-vang-den-tri-gia-ca-ngan-ty-usd-tung-khanh-kiet-sau-cuoc-chien-gan-200-nam-15000-con-chau-doi-sau-deu-song-trong-nhung-lua-20220603090416677.chn

Theo Tú Khê

Trí Thức Trẻ

Xem thêm: 4721130602202-aul-gnuhn-gnort-gnos-ued-uas-iod-uahc-noc-00051-man-002-nag-neihc-couc-uas-teik-hnahk-gnut-dsu-yt-nagn-ac-aig-irt-ned-gnav-uuh-os-ohn-oehgn-taoht-coun-tad-puig-cot-aig/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gia tộc giúp đất nước thoát nghèo nhờ sở hữu "vàng đen" trị giá cả ngàn tỷ USD: Từng khánh kiệt sau cuộc chiến gần 200 n”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools