vĐồng tin tức tài chính 365

Đại biểu: Thực tiễn và chuyên môn

2022-06-04 07:24

Trong ngày 3-6 có ba nội dung, Quốc hội (QH) bàn về những nội dung lớn. Đó là thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số và vô tuyến điện.

Trong buổi sáng, dù cuộc thảo luận kết thúc sớm hơn theo giờ quy định gần 60 phút nhưng cũng đã kịp có 16 ý kiến phát biểu và năm đại biểu (ĐB) tranh luận, ấy là chưa kể phần tiếp thu, giải trình của Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Tô Lâm về một dự thảo nghị quyết hết sức đúng đắn, nhân văn.

16 ý kiến và năm tranh luận tại Hội trường Diên Hồng đã mổ xẻ, góp ý, kiến nghị và đề xuất nhiều giải pháp để Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực thi tốt hơn; xã hội, doanh nghiệp chung tay được nhiều hơn. Một phần, vấn đề này sát sườn với xã hội, một phần là vấn đề này đã thực tiễn. Điển hình như trại giam Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã phối hợp với một doanh nghiệp thí điểm công tác tổ chức lao động cho phạm nhân từ khá lâu, thu được kết quả tốt.

Cũng chính vì vậy mà Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương khi tổng kết phiên thảo luận đã nhận xét: “Không khí thảo luận sôi nổi. Các ý kiến phát biểu tập trung, khách quan, thẳng thắn, nhiều thông tin, có căn cứ rõ ràng, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc thể hiện sự quan tâm nghiên cứu và trách nhiệm cao của các ĐBQH đối với các vấn đề trong nghị quyết”.

Điều này thật khác với không khí thảo luận tại tổ vào chiều 3-6. Nhiều tổ thảo luận có rất ít ý kiến. Lý do là vì, như nhiều vị ĐBQH thẳng thắn: “Tôi không có chuyên môn”. Cũng dễ hiểu vì những ngành như dầu khí, tần số, vô tuyến điện không phải ĐB nào cũng hiểu được tường tận.

Ở một số tổ ĐB có những ủy viên thuộc các ủy ban của QH được giao thẩm tra hai dự luật này thì cuộc thảo luận biến thành cuộc giải thích của cơ quan thẩm tra về hai dự luật này.

Nhiều ĐB bày tỏ không có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực mà hai dự luật kia đang được sửa đổi các quy định điều chỉnh.

Dĩ nhiên, ai cũng hiểu không phải bất kỳ ĐBQH nào cũng “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Vì cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ và ĐBQH không phải là những vị thần “biết tuốt”. ĐBQH còn quyền yêu cầu các quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu và các quan, tổ chức, cá nhân y phải trả lời trong thời gian luật định nếu thực hiện hết thẩm quyền của mình, ĐBQH cũng truyền tải ý kiến của nhân dân đối với các vấn đề.

mỗi đoàn ĐBQH đều có văn phòng nhưng cũng thật khó để thể thu thập mọi ý kiến của nhân dân về các vấn đề quá chuyên sâu.

Dù so sánh có khập khiễng nhưng ở nhiều nước, mỗi nghị sĩ đều có văn phòng riêng, quy tụ nhiều chuyên gia, trong khi ở ta, tỉ lệ các ĐB chuyên trách có tăng lên nhưng vẫn chưa quy tụ được nhiu chuyên gia trong tt clĩnh vc. Vì vy đã đến lúc chúng ta suy nghĩ đến việc các ĐB hoạt động hiện đại hơn.

Xem thêm: lmth.780386tsop-nom-neyuhc-av-neit-cuht-ueib-iad/nv.olp

“Đại biểu: Thực tiễn và chuyên môn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools