Không chỉ có cái ăn, cái mặc, trẻ còn cần cả một khoảng trời thiên nhiên từ lúc còn thơ ấu - Ảnh minh họa: NHÃ LINH
Lydia là đứa con mà ông bà Lee rất mực yêu thương, được kỳ vọng sẽ hoàn thành những giấc mơ dang dở của cha mẹ mình. Cái chết của Lydia đã làm đảo lộn mọi dự định cũng như phá vỡ sự cân bằng mong manh của gia đình cô.
Vì sao Lydia trong Bao điều chưa nói chọn cho mình cái chết. Vì sao ông bà Lee quá nhiệt thành đắp sự "hoàn hảo" lên đứa con mình?
Câu trả lời có lẽ khá gần với tình trạng giáo dục con cái ở các gia đình Việt, nơi những đứa trẻ vác trên vai áp lực học hành, áp lực thành công và cha mẹ luôn cảm thấy kiệt sức và bất lực.
Những vụ tự tử "báo động đỏ" ở trẻ vị thành niên có khiến các gia đình (và cả nhà trường) thay đổi quan điểm nuôi dưỡng trẻ, khi đa số dường như đều "quên chăm gốc, mãi hớt ngọn".
Sự gãy vỡ về mặt tinh thần có phải phụ thuộc và bị ảnh hưởng rất nhiều vào việc thế hệ gen Y (cha mẹ của gen Z và Alpha) nuôi dạy con vì "danh dự bản thân". Rằng những gen Z, gen Alpha có nhận được sự rèn luyện cơ bản để chấp nhận các giới hạn và bước tiếp?
Hoặc là trong suốt giai đoạn chào đời, phát triển thể chất và tinh thần, có quá trình nào của con trẻ mà cha mẹ phải "tập trung toàn lực" thấu hiểu nhu cầu phát triển từ thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần - để xây dựng một nền tảng lành mạnh cho đời sống sau này?
Các băn khoăn này hầu như được trả lời trong các quyển sách: Bên kia cầu vồng (Barbara J.Patterson & Pamela Bradley) và Làm việc và chơi ở tuổi mầm non (Freya Jaffke) - hai quyển sách đầu tiên của chương trình giáo dục Steiner - Waldorf được dịch và phát hành tại Việt Nam.
Một triết lý giáo dục không phải là mới: lấy trẻ làm trung tâm - giáo dục hướng đến con người. Tuy nhiên, đây là những giáo trình khá quan trọng để những người làm cha mẹ cùng các giáo viên bậc mầm non và tiểu học nghiên cứu trong quá trình đi sâu vào bản chất của con người - từ việc hiểu bản ngã sơ khai của mỗi đứa trẻ.
Ở đó, bất kỳ ai từng tiếp cận với trẻ nhỏ đều góp phần vào chương trình giáo dục của trẻ. Bởi lẽ, trong giai đoạn này, hành động của người lớn gây ra nhiều cảm hứng cho trẻ, trẻ đương nhiên là bắt chước mà không phân biệt được hành động hợp lý và không hợp lý.
Ở các trường mầm non dùng triết lý của Steiner - Waldorf, trẻ em sẽ được hướng dẫn cách chơi, cách học từ những đồ vật gần gũi, giản dị, tự làm, ít tốn kém, lành mạnh với môi trường. Bất cứ trẻ em nào trong giai đoạn khởi đầu này đều có thể học tinh thần không thực dụng, từ tốn chậm rãi, làm những điều mình thích trong sự tôn kính và biết ơn.
Sự tương tác của người lớn rất quan trọng: thấu hiểu nhưng kiên định, thương yêu nhưng rõ ràng, đồng cảm nhưng không chiều chuộng quá mức. Đứa trẻ cần cảm thấy được thông cảm và chấp nhận, rằng những khó khăn bên trong được người lớn cảm nhận được và được người lớn theo dõi, đồng hành.
Người lớn cũng cần căn chỉnh mình mỗi ngày, vượt qua từng chút các khó khăn. Bởi vì đây là giai đoạn "bắt chước", nên ý chí mạnh mẽ của người lớn cũng khiến ý chí của con trẻ trở nên mạnh mẽ, khiến những thay đổi bên trong trở nên suôn sẻ và lành mạnh.
Giáo dục Steiner - Waldorf được biết đến rộng rãi ở khía cạnh chữa lành của mình. Trên nhiều phương diện, những hiểu biết về con người do Rudolf Steiner nghiên cứu giúp hỗ trợ cho sự phát triển của nền khoa học về y học và cả giáo dục.
Định hướng giáo dục Steiner - Waldolf, nhấn mạnh đứa trẻ là trung tâm, dựa trên những nhu cầu riêng của từng độ tuổi.
TTO - Một hợp tác vừa được ký kết giữa Tập đoàn Vingroup với Brighton College - hệ thống giáo dục phổ thông hàng đầu của Vương quốc Anh - để xây dựng hệ thống các trường phổ thông quốc tế tại Việt Nam, tuyển sinh từ năm 2023.
Xem thêm: mth.11514452240602202-gnort-neb-ut-noc-nac-peit-oas-mal/nv.ertiout