vĐồng tin tức tài chính 365

Thúc đẩy năng lực thể chế, sáng tạo để có nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập

2022-06-06 07:24

Ngày 5-6, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 tổ chức tại TP.HCM với kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, có nội lực và năng lực cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế sâu rộng, thích ứng và chống chịu được trước những biến chuyển và tác động bất lợi từ bên ngoài.

PGS. TS Trần Đình Thiên, một trong những diễn giả chính trong phiên tọa đàm cấp cao tại Diễn đàn, khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM cho rằng: “Hiện nay, Việt Nam đã và đang có tư thế mới, khát vọng mới để có thể xây dựng được một nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng”.

Tận dụng các điều kiện điện mới

. Phóng viên: Thưa ông, vì sao chúng ta lại tiếp tục đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập?

+ PGS. TS Trần Đình Thiên: Chúng ta đang sống trong thế giới mang tính chất toàn cầu hóa. Hệ quả kéo theo là các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế - y tế, chiến tranh… cũng mang tính toàn cầu.

Thúc đẩy năng lực thể chế, sáng tạo để có nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập ảnh 1

PGS. TS Trần Đình Thiên

Đặc biệt, trong hai năm vừa qua, kinh tế thế giới lao đao vì COVID-19, lại thêm chiến tranh, xung đột gần đây, kinh tế thế giới “trụ” được đã rất khó khăn. Đi liền với thực trạng đó là nó là công nghệ cao chi phối loài người.

. Trong thế giới như vậy, câu hỏi đặt ra là để phát triển thì cần những khát vọng mới, để vượt qua thách thức mới.

+ Trước tiên, chúng ta phải khẳng định Việt Nam có một nền kinh tế mở, chưa thực sự mạnh nhưng lại phải “sống” trong thế giới đang chuyển mạnh sang công nghệ cao. Chúng ta đang chứng kiến, trong vài năm gần đây, thế giới rủi ro, bất trắc và thế giới đang cần cấu trúc lại và kinh tế Việt Nam đang có nhiều cơ hội.

Tuy vậy, cơ hội đối với một nền kinh tế mở, chưa mạnh cũng chính là thách thức. Chúng ta cũng có cơ hội rất cao, điều đó được củng cố thêm bởi luận điểm và thực tiễn kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng rất tốt, khát vọng rất mạnh.

Qua thực tế hai năm và những tháng đầu năm 2022, chúng ta tin rằng Việt Nam có thể phục hồi và phát triển.

Vậy, chúng ta cần gì để vươn lên? Tôi nghĩ đó là năng lực thể chế và năng lực sáng tạo để tận dụng các điều kiện hiện theo cách hoàn toàn mới.

. Ông vừa nhắc tới hai năm COVID-19, theo ông, điều gì quan trọng nhất về nó mà đến nay chúng ta cần chú ý để có một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập?

+ Chúng ta cứ nghĩ sau COVID-19 thì vẫn đề đứt gãy chuỗi cung ứng có thể được giải quyết nhưng không phải như vậy. Trung Quốc, một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng lại vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “zero covid” nên chuỗi cung ứng tiếp tục bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, xung đột Nga – Ucraina cũng gây những tác động lớn cho nhiều quốc gia.

Và những vẫn đề này chính là thách thức. Giải quyết được thách thức này thì mới tìm ra câu trả lời về năng lực của Việt Nam trong tự chủ, độc lập kinh tế.

Nhiều bài học sâu sắc về toàn cầu

. Vừa rồi, trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, nói chuyện ở SCIS hay Harvard cũng như thảo luận với các nhà lãnh đạo Mỹ và Asean, Thủ tướng Phạm Minh chính nêu quan điểm: COVID là vấn đề toàn cầu.

+ Tôi cho rằng phát biểu của Thủ tướng không chỉ hàm ý về COVID-19 mà bao trùm các vấn đề khác theo quan điểm “vấn đề toàn cầu thì phải có cách tiếp cận toàn cầu”.

Hai năm qua chúng ta đã có thêm một bài học sâu sắc nữa về toàn cầu là đã đưa các nước lại gần nhau hơn. Chúng ta có lợi thế của “người đi sau”, tận dụng mọi cơ hội để chuyển đổi. Chẳng hạn trong đại dịch COVID-19, chúng ta buộc phải chuyển mình sang kinh tế số và đó là một giải pháp cần thực hiện quyết liệt để Việt Nam có thể đương đầu được với những rủi ro kiểu cũ, có phương án, giải pháp cho những rủi ro kiểu mới.

Thúc đẩy năng lực thể chế, sáng tạo để có nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập ảnh 2

Các đại biểu dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4. Ảnh: P.MINH

Còn xét trên lĩnh vực toàn cầu, thì chúng ta thấy những khó khăn mà toàn cầu phải chịu đựng trong hai năm qua nếu không có kinh tế số và công nghệ cao thì khó giải quyết. Điều này càng củng cố cho Việt Nam tiếp tục thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo theo hướng kinh tế số và công nghệ cao.

Bởi thực tế trong đại dịch COVID-19, nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp, doanh nhân điêu đứng thì lại xuất hiện các tỉ phú công nghệ cao.

. Nhiều khuyến cáo của ông cũng như các chuyên gia trong hai năm qua là cần chuẩn bị năng lực đón đầu cho các thay đổi, chẳng hạn như đón đầu chuỗi cung ứng bị đứt gãy, vì khi đứt gãy thì nó lại sinh ra một cơ hội khác?

+ Đúng là nếu vừa rồi chúng ta chuẩn bị tốt hơn thì có thể chúng ta tận dụng được nhiều cơ hội hơn.

Tuy vậy, cũng phải thấy là kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu chưa bao giờ gặp một cơn giông bão lớn như vậy. Ngay tại TP HCM, nơi tổ chức Diễn đàn Kinh tế lần này, thì Chủ tịch UBND TP HCM, ông Phan Văn Mãi trong bài phát biểu chào mừng diễn đàn đã khắc họa những khó khăn mà TP HCM đã trải qua. Nhưng cũng chính tại TP HCM chúng ta đang thấy một năng lực phục hồi, tạo tiền đề cho phát triển sau này.

Mà không chỉ TP HCM, hai năm qua, kinh tế Việt Nam có thăng, có trầm, nhưng chúng ta cũng đã “trụ được”.

. Theo ông, điều đó có thể đem lại bài học, hàm ý chính sách gì cho chủ đề kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập?

+ Rõ ràng, bài học đầu tiên phải rút ra là cách điều hành của Chính phủ.

Ta hay nói với nhau là phải bản lĩnh, kiên cường, rồi năng lực “dĩ bất biến ứng vạn biến”… Có lẽ chưa lúc nào mà những bài học đó lại có tác dụng như hai năm vừa rồi. Chúng ta nói đến sự linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt trong hành động.

Bài học rút ra là nếu chúng ta chần chừ, chậm chuyển đổi là phải đối diện với hậu quả ngay.

Chẳng hạn, chúng ta chống dịch nhưng không được phép làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Nền kinh tế thị trường mà lại đứt gãy chuỗi hàng hóa, dòng tiền, lao động… là đương nhiên sẽ gặp khó khăn. Một vấn đề khác cần lưu ý là khi có khó khăn như đại dịch COVID-19 thì lại chính là “cơ hội” để những phương thức mệnh lệnh hành chính và cơ chế xin cho có thể quay trở lại. Bởi dù sao, những thứ này vẫn có “sức sống tiềm tàng” của nó.

Việt Nam có nền tảng tốt để vươn lên

. Nhà nước đang triển khai chương trình “phục hồi và phát triển kinh tế”, ông có khuyến cáo điều gì?

+ Tôi cho đó không chỉ là phục hồi và phát triển kinh tế, mà còn phải thể hiện khát vọng, tầm nhìn và thể hiện được năng lực chớp thời cơ để Việt Nam đứng lên, vươn lên.

Thế giới vẫn bất thường, bất ổn, bất trắc, nhưng Việt Nam hiện đang có nền tảng tốt, nền kinh tế đang có đà, thế và khát vọng. Đây là cơ hội để bứt phá. Chúng ta không được lãng phí cơ hội này. Những việc tắc nghẽn đầu tư công, chậm bơm vốn cho DN vì sợ lạm phát… đều là lãng phí cơ hội.

Bởi nguyên lý là: bối cảnh không bình thường thì tư duy, hành động phải khác thường, giải pháp phải khác thường.

Chúng ta thấy nhiều người đang lo lạm phát nhưng tôi thì cho rằng, bình thường lạm phát vẫn tăng, vì nó nằm ngoài ý chí của chúng ta. Trong khi đó, nền kinh tế vẫn cần phải “bơm máu” để tuần hoàn, nếu thiếu thì lại rủi ro. Chúng ta đặt chỉ tiêu là lạm phát chỉ 4%, thế tại sao chúng ta không đưa ra thêm kịch bản nếu lạm phát cao hơn thì phải làm sao? Phải lấy độc trị độc!

. Ý ông là phải “bơm vốn” cho nền kinh tế. Nhưng mà từ đầu kỳ họp Quốc hội tới nay, nhiều ý kiến cho rằng vốn vẫn tắc, có tiền mà không tiêu được?

+ Các ý kiến đang nói về vốn công thôi, còn vốn tư thì lại khác. Vốn công giải ngân chậm và diễn ra nhiều năm rồi, không phải vì COVID-19 mà năm 2021 hay mấy tháng đầu năm 2022 mới chậm.

Nhưng ở chiều ngược lại, vốn tư nhân lại rất linh hoạt do có thể đã bị kìm nén nhiều năm. Vốn tư nếu phát huy đúng năng lực của nó thì lại đóng góp rất lớn cho phục hồi kinh tế. Nhưng dường như ta đang xử lý cả vốn công và vốn tư theo một hệ cơ chế.

Nhìn chung, tổng thể thì chúng ta thấy rằng: không chỉ là vấn đề vốn mà còn lĩnh vực hàng không, du lịch, năng lượng hay phát triển vùng, nếu Việt Nam làm tốt, thúc đẩy được năng lực thể chế, năng lực sáng tạo thêm một bậc nữa thì xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sẽ có kết quả sớm.

. Xin cám ơn ông!

Xem thêm: lmth.572386tsop-pahn-ioh-uhc-ut-pal-cod-et-hnik-nen-oc-ed-oat-gnas-ehc-eht-cul-gnan-yad-cuht/nv.olp

“Thúc đẩy năng lực thể chế, sáng tạo để có nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools