vĐồng tin tức tài chính 365

Giải pháp nào cho điệp khúc "được mùa mất giá" và ùn ứ nông sản chưa có hồi kết ?

2022-06-07 15:57

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội (QH) khóa XV, chiều 7-6, QH bắt đầu tiến hành chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 QH khóa XV. Có 53 đại biểu (ĐB) đăng ký chất vấn.

Giải pháp nào cho điệp khúc được mùa mất giá và ùn ứ nông sản chưa có hồi kết ? - Ảnh 1.

ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng tuy nông nghiệp phát triển nhưng thu nhập, đời sống của người nông dân chưa cao, điệp khúc "được mùa mất giá" và những cuộc "giải cứu", ùn ứ nông sản vẫn xảy ra, chưa có hồi kết

Là ĐB đầu tiên chất vấn, ĐB Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) hỏi: Thời gian qua, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào liên tục tăng mạnh, làm cho người nông dân vô cùng khó khăn. Ngoài các giải pháp trong báo cáo gửi ĐBQH, Bộ trưởng có giải pháp gì để hỗ trợ để nông dân vượt qua khó khăn, yên tâm sản xuất?

ĐB Dương Khắc Mai (Đắk Nông) chất vấn sản xuất nông nghiệp phải khẳng định là thế mạnh, là cứu cánh cho nền kinh tế của nước ta. Tuy nông nghiệp phát triển nhưng thu nhập, đời sống của người nông dân chưa cao, điệp khúc "được mùa mất giá" và những cuộc "giải cứu", ùn ứ nông sản vẫn xảy ra, chưa có hồi kết. Vậy Bộ trưởng có giải pháp căn cơ nào cho vấn đề này?.

Trả lời, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nói đây là quy luật kinh tế cung - cầu và phải khống chế quy luật này qua hai cách. Khi dư thừa thì phải tăng chế biến để giảm lượng đưa ra thị trường và chuẩn hóa sản phẩm nông sản để thị trường thông suốt. Do đó, giải pháp cho câu chuyện được mùa mất giá là tổ chức lại sản xuất, chuẩn hóa ngành hàng, thông tin minh bạch thị trường xuất khẩu, nội địa.

"Bộ NN-PTNT nhận khuyết điểm trong điều hành, chuẩn hóa nông sản. Chưa tổ chức lại sản xuất thì chưa thành công và đối mặt rủi ro khi không đồng nhất nguyên liệu một loại nông sản, và khi đó chưa đồng nhất thương hiệu"- Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói và cho biết sẽ sớm cùng các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài giải quyết việc này.

Hiện Bộ NN-PTNT đã giao các viện nghiên cứu chuẩn hóa lại quy trình sản xuất, trồng trọt để giảm chi phí đầu vào. "Các nước đang hướng tới nền nông nghiệp ít hơn để được nhiều hơn. Tức là tối thiểu hóa chi phí, và tối đa hóa lợi nhuận bằng khoa học nông nghiệp. Chúng ta cũng phải phấn đấu theo hướng này"- Bộ trưởng trả lời.

Giải pháp nào cho điệp khúc được mùa mất giá và ùn ứ nông sản chưa có hồi kết ? - Ảnh 2.

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn

ĐB Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) chất vấn cử tri rất lo lắng tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản xuất khẩu ở cửa khẩu phía Bắc, ảnh hưởng nhiều đến nền sản xuất nông nghiệp nước nhà. Vậy chúng ta cần làm gì để giúp nông dân nâng cao chất lượng hàng nông sản, đáp ứng yêu cầu và xây dựng nền nông nghiệp bền vững?

Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan xin chia sẻ với người nông dân trong bối cảnh thị trường đứt gãy, khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc ùn ứ nông sản tại cửa khẩu chỉ là vấn đề đột biến trong thời gian ngắn, do vấn đề kiểm soát dịch bệnh phía Trung Quốc khác với Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận thị trường Trung Quốc ngày càng khó tính, trong khi nông dân Việt Nam đã quen đây là thị trường dễ tính. Trung Quốc đang siết chặt chất lượng nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nông dân chậm thay đổi, tất nhiên có trách nhiệm của các bộ ngành Trung ương.

Về giải pháp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói 14 triệu hộ nông dân trên cả nước khó truyền thông hết được, nên đầy rủi ro. Chỉ có cách là tổ chức lại ngành hàng sản xuất, tổ chức thị trường để thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Hiện các bộ NN-PTNT và Ngoại giao đang xây dựng dự thảo chiến lược xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, để chuyển dần dần, rồi một ngày nào đó nông sản Việt Nam danh chính ngôn thuận nhập khẩu sâu vào nội địa, ở phân khúc thị trường cấp cao. Để làm được điều này đòi hỏi phải chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.

Giải pháp nào cho điệp khúc được mùa mất giá và ùn ứ nông sản chưa có hồi kết ? - Ảnh 3.

ĐB Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) chất vấn: cử tri rất lo lắng tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản xuất khẩu ở cửa khẩu phía Bắc

"Tư lệnh" ngành nông nghiệp cũng lưu ý cần phân biệt giữa thương hiệu nông sản với nhãn hiệu. Thương hiệu gồm niềm tin người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm. Ông cho rằng thương hiệu nông sản phải bắt đầu từ nhãn hiệu và niềm tin của người tiêu dùng. "Nhãn hiệu nhiều khi chỉ cần 1-2 năm xây dựng, nhưng thương hiệu cần 5-10 năm để xây dựng cảm xúc của người tiêu dùng. Thương hiệu không thể áp đặt"- Bộ trưởng nói và thừa nhận nếu nhìn vào hệ thống phân phối ở Mỹ, nông sản chúng ta ít có. "Điều đó cho thấy giá trị thương hiệu chúng ta chưa nhiều".

Với vấn đề nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, từ phân, thuốc, chế biến thức ăn, ông Hoan nói do đang sống trong cơ chế thị trường, không thể áp đặt mệnh lệnh hành chính đến nguyên liệu và đầu vào thị trường.

Ngoài vấn đề giá, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết người nông dân đã tự chủ được vấn đề phế phẩm trong nông nghiệp, về lâu dài giúp hữu cơ hóa, sinh học hóa trong ngành nông nghiệp. "Tôi tha thiết mong 14 triệu hộ nông dân vào kinh tế tập thể, vào hợp tác xã. Vì nếu ta canh tác khối lượng càng lớn, sẽ giảm chi phí đầu vào, giảm giá khi sản xuất tập thể, sẽ ít đối mặt rủi ro và bất ổn thị trường, nâng cao chất lượng nông sản"- Bộ trưởng nói.

Về câu chuyện được mùa mất giá, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng đó là "lời nguyền", là quy luật kinh tế, cần khống chế như: Khi dư thừa thì trữ lại, chế biến, giảm lượng đưa ra thị trường. Hai là chuẩn hóa nông sản, xây dựng tiêu chuẩn và nông sản, nhưng hiện nay ta còn dễ dãi trong chuẩn hóa nông sản, tổ chức sản xuất về ngành hàng, thông tin minh bạch. Hiện nay việc này làm chưa thành công dẫn tới ngành đối mặt với rủi ro, không đồng nhất nguyên liệu nên không thể xây dựng được nguyên liệu. "Bộ nhận trách nhiệm về vấn đề này"- Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Giải pháp nào cho điệp khúc được mùa mất giá và ùn ứ nông sản chưa có hồi kết ? - Ảnh 4.

ĐB Dương Văn Phước (Quảng Nam) chất vấn: Thương hiệu nông sản của Việt Nam so với các nông sản của quốc gia khác đang ở mức nào?

ĐB Dương Văn Phước (Quảng Nam) nêu thực trạng thời gian qua nông dân khổ sở bởi tình trạng phân bón giả, kém chất lượng gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân, "đúng là, nông dân đã nghèo lại còn đeo lên cổ"; và chất vấn: "Bộ trưởng có biết thực trạng này không và có giải pháp gì để ngăn chặn và xử lý nghiêm? Xin Bộ trưởng cho biết thương hiệu nông sản của Việt Nam so với các nông sản của quốc gia khác đang ở mức nào. Với vai trò, trách nhiệm của mình, Bộ trưởng sẽ làm gì để đưa thương hiệu nông sản. Việt Nam khẳng định trên thị trường thế giới?"

ĐB Lê Thị Song An (Long An) chất vấn về vấn đề giá nông sản xuống thấp trong khi giá vật tư nông nghiệp không ngừng tăng, trong khi đó giá nông sản thấp, có thời điểm không tiêu thụ được khiến nông dân thua lỗ, khó khăn. Với vai trò là tư lệnh ngành, Bộ trưởng có giải pháp gì để kiểm soát giá vật tư nông nghiệp, đầu ra cho nông sản để giúp nông dân yên tâm sản xuất?

Xem thêm: mth.5410125170602202--tek-ioh-oc-auhc-nas-gnon-u-nu-av-aig-tam-aum-coud-cuhk-peid-ohc-oan-pahp-iaig/us-ioht/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải pháp nào cho điệp khúc "được mùa mất giá" và ùn ứ nông sản chưa có hồi kết ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools