vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh giác cao độ trước các "bẫy lừa" trên mạng

2022-06-10 12:35

Dùng nhiều thủ đoạn tinh vi

Ngày 09-6, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan CSĐT Công an Q1 đang thụ lý điều tra vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại một ngân hàng trên địa bàn; đồng thời đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" để điều tra truy xét đối tượng.

Để phòng chống tình trạng giả mạo xưng danh, kết bạn qua mạng internet rồi chuyển tiền, quà, vật phẩm có giá trị cao, sau đó chúng lừa đảo bằng cách dùng số điện thoại trong nước xưng là nhân viên sân bay, kho hàng, bưu điện, hải quan... yêu cầu chuyển phí trước khi nhận vật phẩm quà tặng, mọi người (nhất là nữ giới) cần đề cao cảnh giác thủ đoạn này. Bên cạnh đó, tình trạng cần cảnh giác nữa là nhắn tin qua Zalo, Facebook... thông báo bạn trúng thưởng lớn, nào tiền, vàng, xe gắn máy, rồi yêu cầu người "trúng thưởng" phải nộp khoản phí thì chính là bọn lừa đảo. Chưa hết, tình trạng bọn lừa trúng thưởng còn tạo dựng những trang web giả mạo, làm nạn nhân truy cập vào tưởng thật và làm theo hướng dẫn sẽ mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng.

Theo thông tin ban đầu, khoảng tháng 3-2022, chị N.H.P.U (SN 1999, ngụ P.Nguyễn Cư Trinh, Q1) sử dụng mạng xã hội Facebook và Whats, được anh chàng Jungmun, tự xưng mình là sĩ quan quân đội Mỹ đang làm nhiệm vụ tại Syria. Jungmun tỏ ra rất "ga lăng", trò chuyện với chị U. một thời gian rồi tiến đến "nhờ vả”. Bằng số điện thoại có dấu + 1(205)548.., Jungmun muốn chứng tỏ đang gọi từ nước ngoài để tạo thêm sự tin tưởng hơn đối với U. Sau một hồi trao đổi lòng vòng, anh ta nhờ chị nhận giúp một số tài liệu, đồ đạc nước ngoài gửi về cùng khoản tiền lớn.

Tin lời, chị U. đồng ý theo lời của Jungmun là nhận đồ cùng số tiền 200.000USD gửi về. Sau đó xuất hiện một người lạ sử dụng 2 số điện thoại khác nhau, tự xưng đang làm việc ở hải quan và công ty vận chuyển hàng quốc tế. Tuy nhiên, cũng bằng "chiêu" lừa bấy lâu nay đã được cảnh báo, đó là nhận quà, hàng và tiền từ nước ngoài gửi về buộc phải đóng phí. Do nhẹ dạ cả tin, chị U. đã làm theo hướng dẫn...

Mặc dù chưa nhận hàng và tiền, nhưng chị U. đã chuyển vào một tài khoản mở trong nước và số tài khoản này mang tên một người Việt Nam, theo hướng dẫn là đóng phí hải quan và phí vận chuyển hơn 68 triệu đồng. Sau khi đóng tiền, U. chờ mãi vẫn không thấy gì nên đã liên lạc với các số điện thoại cũng như bạn trai quen trên mạng, thì tất cả đều... im hơi lặng tiếng. Biết mình bị lừa, chị U. đến trình báo với Cơ quan CSĐT. Qua truy xét ban đầu cho thấy, số tài khoản mà U. chuyển tiền vào chính là một ngân hàng mà đối tượng đã chiếm đoạt mở tại Hà Nội.

Nỗ lực cảnh báo của công an

Cũng theo hồ sơ ghi chép lại diễn biến vụ án của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, một vụ lừa đảo khiến nạn nhân sập bẫy mất tiền oan ức và cũng là hồi chuông cảnh giác cho nhiều người khác cần đề cao cảnh giác. Theo đó, đối tượng lên "chợ tốt" trên mạng và qua điện thoại rao bán chiếc ôtô Ford Ranger Wildtrack với giá hợp lý cũng như cho cả địa chỉ nơi để xe nhằm tạo lòng tin cho khách hàng. Do có nhu cầu mua xe nên anh Đ.Q.Đ (ngụ phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) liên hệ với đối tượng tự xưng tên Trần Đăng Đức (chưa rõ lai lịch) qua điện thoại.

Sau khi trao đổi, Đức yêu cầu anh Đ. chuyển tiền đặt cọc 20 triệu đồng. Vì theo đối tượng, xe rất tốt nếu không cọc tiền trước xe sẽ bán cho người khác. Ngay sau đó, anh Đ. chuyển tiền cọc và đến địa chỉ để ôtô xem xe cũng như giao dịch mua bán xe nhanh chóng. Tới số 120 đường Bà Hạt (P9Q10), anh Đ. tá hỏa vì nơi đây là trường dạy nghề. Tại đây, anh được bảo vệ cho biết không có chiếc ôtô nào cả. Vội mở điện thoại liên lạc với đối tượng đã nhận tiền cọc của mình, anh Đ. mới biết mình bị lừa nên đến cơ quan công trình báo vụ việc.

Thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hiện nay, bọn tội phạm đang mặc sức tung hoành. Đây là chiêu trò lừa đảo bằng công nghệ cao, rất tinh vi mà người dân cần nâng cao cảnh giác. Mới đây, ngày 25-5, chị N.T.N.L (SN 1995, ngụ Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, tạm trú tại TPHCM) nhận được cuộc gọi qua số di động. Phía bên kia, người tự xưng là nhân viên, cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật thông báo chị L. đã dính vào đường dây "rửa tiền" và yêu cầu tải ứng dụng EKMC9 để nhập thông tin tài khoản.

Với những lời lẽ hù dọa, bọn xấu yêu cầu chị L. phải thực hiện theo các hướng dẫn khi đăng nhập vào ứng dụng (do bọn chúng yêu cầu). Thế là chị L. hoảng hốt khi trong tài khoản ngân hàng của mình bị chuyển đi mất 100 triệu đồng. Số tiền này đối với chị là rất lớn bởi bao nhiêu lâu mới ky cóp được.

Chiêu hack Facebook để mượn tiền. Ảnh minh họa

Mới đây, ngày 01-6, anh H.N.P.H (SN 1985, ngụ P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) cũng mất hơn 376 triệu đồng khi nhận được điện thoại thông báo liên quan đến đường dây "rửa tiền" và yêu cầu phải làm theo hướng dẫn của người tự xưng đầu dây bên kia. Chúng yêu cầu H. cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng... Anh H. liên tục gọi vào những số điện thoại gọi cho mình trước đó, nhưng tất cả đều bị mất liên lạc.

Biện pháp phòng ngừa

Ngày 08-6, Công an TPHCM vừa phát đi thông báo mới nhất về các phương thức, thủ đoạn rất tinh vi cũng như biện pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội, hiện nay đang diễn biến phức tạp. Cụ thể, với phương thức, thủ đoạn mà các kẻ lừa đảo sử dụng, như tuyển cộng tác viên bán hàng online để hưởng hoa hồng từ 10-20%, yêu cầu người tham gia phải chuyển trước tiền để mua các đơn hàng. Sau đó mới được thanh toán gốc và tiền hoa hồng. Người tham gia chuyển tiền lần 1, lần 2 chúng sẽ thanh toán đầy đủ nhằm tạo lòng tin. Tuy nhiên, từ lần 3 trở đi khi chuyển tiền lớn hơn sẽ bị chúng chiếm đoạt. Để phòng ngừa kiểu lừa đảo này, mọi người cần có biện pháp là không tham gia, không chuyển bất cứ khoản tiền nào để mua đơn hàng theo yêu cầu của đối tượng.

Các kiểu tin nhắn lừa đảo

Bên cạnh đó, tình trạng lừa đảo hay cho vay lãi nặng kiểu "vay tiền qua App", người dân cần nói không với tình trạng này, không nên tham gia vay tiền qua App và không chuyển bất cứ khoản tiền nào mà bọn lừa đảo gọi là phí để làm thủ tục vay tiền hoặc để chứng minh tài sản vay tiền. Chưa hết, tình trạng hiện nay mà không ít người gặp phải, đó là bị Hack Zalo, Facebook của những người thân quen, sau đó bọn lừa đảo "đóng vai" người quen nhắn tin, vay tiền, nạp thẻ điện thoại, chuyển khoản giúp...

Thậm chí, khi người dùng gọi bằng video Zalo, Facebook, chúng làm nhòa hình ảnh và làm nhiễu chất lượng âm thanh nhằm mục đích là đường truyền đang yếu, hoặc đang trục trặc, hay đang bận việc... nên liên lạc bằng tin nhắn. Đối với phương thức, thủ đoạn này rất thường gặp, mọi người cần nhận biết, khi nhận được tin nhắn từ bạn bè, người thân trên Zalo, Facebook hỏi vay mượn tiền, chuyển khoản giúp... thì mọi người nên trực tiếp xác minh bằng cách gọi vào số điện thoại để xác thực, phải kiểm tra thông tin trước khi thực hiện chuyển tiền.

Thời gian qua, Công an TPHCM cũng như công an các tỉnh, thành khác và Bộ Công an liên tục cảnh báo, cảnh giác đến mọi người dân về tình trạng các kiểu lừa đảo bằng công nghệ, rất tinh vi và nhiều thủ đoạn, trong đó tình trạng bọn lừa đảo giả danh công an, viện kiểm sát gọi điện thoại hù dọa, như thông báo bị điều tra vì liên quan "rửa tiền", buôn bán ma túy, buôn lậu... rồi chúng yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng hoặc chúng yêu cầu chuyển tiền để xác minh nếu không sẽ bị khởi tố, bắt giam. Đối với trường hợp này, công an cảnh báo, tuyệt đối không cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng, cần trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để giải quyết.

Quốc Phong - Văn Toàn

Xem thêm: lmth.963231_gnam-nert-aul-yab-court-od-oac-caig-hnac/caig-hnac/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án vay

“Cảnh giác cao độ trước các "bẫy lừa" trên mạng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools