* Vậy tôi có đòi bồi thường được không?
Bạn đọc H.T.N.N. (thành phố Tân Long, tỉnh Long An)
- Luật sư Vũ Quang Đức tư vấn:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được xác định theo khoản 3 điều 586 Bộ luật dân sự 2015:
Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Để yêu cầu bồi thường, bạn có thể nộp đơn kiện yêu cầu bồi thường tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây thiệt hại cư trú.
Về trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Do vậy, căn cứ nghị định 64 (năm 2011) thì người này sẽ bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra.
Theo đó, cơ quan điều tra phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu có kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan điều tra sẽ gửi đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Như vậy, bạn có thể yêu cầu cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đã chém bạn. Nếu trường hợp cơ quan chức năng từ chối thực hiện, bạn có thể khiếu nại lên cấp trên của họ (công an tỉnh và viện kiểm sát nhân dân tỉnh).
TTO - Người anh trai bị tâm thần liên tục đẩy em gái 8 tuổi xuống bể bơi rồi bỏ mặc em. Khi người lớn phát hiện chạy đến thì bé gái đã chết đuối.
Xem thêm: mth.12814839021602202-oas-ar-gnouht-iob-iod-mehc-naht-mat-iougn-ib/nv.ertiout