vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng mức phạt, thực thi tốt

2022-06-13 10:11
Tăng mức phạt, thực thi tốt - Ảnh 1.

Xe ben chở đất chạy từ Hoài Đức vào nội thành Hà Nội trên phố Nhổn (Bắc Từ Liêm) - Ảnh: P.TUẤN

Mặc dù từ ngày 1-1-2022, nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã tăng mức phạt của hành vi chở quá tải trên đường bộ lên mức cao hơn nhưng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ nghiên cứu tăng mức phạt, thậm chí tịch thu xe chở quá tải từ 20% tải trọng cho phép. 

Quan điểm của Bộ trưởng Thể là không xử lý hình sự hành vi chở quá tải mà xử bằng biện pháp hành chính để đảm bảo răn đe và an toàn cho các công trình giao thông.

Trả lời Tuổi Trẻ, đại diện Bộ GTVT cho biết trong thời gian tới, tiếp thu ý kiến của đại biểu và nhằm triển khai cụ thể nội dung đã trả lời trước Quốc hội, cử tri về vấn đề xe quá tải, bộ trưởng chắc chắn sẽ phải giao nhiệm vụ rất cụ thể đối với các cơ quan tham mưu để nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan để sửa đổi các chế tài, quy định của pháp luật hiện hành nhằm nâng cao các chế tài xử phạt, đảm bảo sự răn đe.

Tăng thêm thời hạn tước bằng lái

Theo ông Đặng Văn Chung - nguyên phó vụ trưởng Vụ An toàn giao thông của Tổng cục Đường bộ, nghị định 123 đã tăng mức phạt với hành vi chở quá tải nhưng vẫn cần tăng thời gian tước bằng lái của tài xế vi phạm để có tính răn đe cao hơn. 

"Khi xây dựng nghị định 123, tôi đã đề nghị tăng thời gian tước bằng lái của tài xế như với vi phạm nồng độ cồn để tài xế không dám chở quá tải nữa nhưng nội dung này không được đưa vào nghị định", ông Chung cho biết.

Qua nhiều năm tham mưu chính sách và trực tiếp xử lý xe quá tải, ông Chung nhận thấy trước đây mọi người có quan điểm là với hành vi chở quá tải thì phạt chủ xe là chính, tài xế là phụ. Nhưng trên thực tế, tài xế bị tước bằng lái 1 - 3 tháng vẫn có thể thuê một tài xế mới có bằng đi cùng xe với mình để tiếp tục hành nghề. 

"Nếu có biện pháp tước bằng lái 6 tháng, 12 hoặc 24 tháng thì đương nhiên dù có bị chủ ép, tài xế cũng không dám chở quá tải vì sợ thất nghiệp dài hạn trong khi không thể thuê lái phụ trong thời gian bị tước bằng lái dài như vậy. Thực tế, nhiều người đã không dám vi phạm nồng độ cồn khi lái xe vì thời gian tước bằng lái với vi phạm này rất dài. Tài xế chuyên nghiệp bị tước bằng lái dài hạn coi như thất nghiệp nên rất sợ. Có những tài xế thú thực với tôi nếu bị tịch thu bằng lái từ 10 - 24 tháng thì không dám chở quá tải", ông Chung lý giải.

Theo ông Chung, còn có chuyện "can thiệp từ bên ngoài" để không bắt giữ xe quá tải. Do vậy, để dẹp xe quá tải vấn đề quan trọng nhất vẫn ở lực lượng thực thi pháp luật.

Dùng công nghệ để kiểm soát vi phạm

Theo ông Nguyễn Văn Quyền - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, hành vi chở quá tải hiện được xử lý theo Luật xử lý vi phạm hành chính, chưa có cơ sở để tịch thu xe. Mức phạt mới là rất nặng, nếu thực thi, kiểm soát tốt thì không ai dám chở. 

"Vấn đề xe quá tải phức tạp, có nhiều chuyện trong đó lắm chứ không đơn giản. Để ngăn chặn triệt để xe quá tải, cần thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp, ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ để giảm vi phạm. Nếu chỉ chú trọng tăng mức xử phạt mà không áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thì có khi lại phát sinh những khuynh hướng như lực lượng kiểm tra kiểm soát (nếu không được kiểm soát tốt) sẽ phát sinh cấu kết, móc ngoặc với chủ xe", ông Quyền nhận xét.

Ông Quyền dẫn chứng việc Tổng cục Đường bộ đã thí điểm cân xe tự động trên quốc lộ 5 ngăn ngừa được xe quá tải. Cho nên Bộ GTVT cần giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu công nghệ cân tự động triển khai trên hệ thống đường cao tốc đang xây dựng. Trên các tuyến đường hiện có cần nhanh chóng áp dụng, gắn thiết bị đo tải trọng xe tự động tại trạm thu phí và tổ chức lực lượng chức năng xử phạt. 

"Hiện đã có giám sát hành trình biết được tốc độ xe, thời gian làm việc của tài xế thì các cơ quan khoa học xem có thể dùng công nghệ để truyền dữ liệu về tải trọng xe tới trung tâm kiểm soát được không? Bởi vì thực tế khó bố trí đủ lực lượng trên mọi tuyến đường 24/24 giờ để kiểm soát xe quá tải", ông Quyền gợi ý.

Tăng mức phạt, thực thi tốt - Ảnh 2.

Thế giới xử lý ra sao?

Khi Đan Mạch thông qua luật mới hồi tháng 3-2021 cho phép tịch thu và bán đấu giá xe của những tài xế lái ẩu, hàng trăm chiếc xe đã bị thu giữ chỉ trong vòng vài tháng. Theo quy định mới của Đan Mạch, xe vi phạm sau khi bị cảnh sát bắt giữ, tòa án sẽ quyết định liệu chiếc xe có bị tịch thu vĩnh viễn hay không.

Quy định áp dụng với mọi phương tiện từ xe hơi đến xe tải, thuộc hoặc không thuộc sở hữu của tài xế. Với các chủ sở hữu, ngoài việc bị tịch thu xe, họ còn đối mặt với các mức phạt được siết chặt, như tịch thu bằng lái trong tối thiểu 3 năm.

Đối với các công ty cho thuê xe, luật cũng cho phép các công ty này kiểm tra các vi phạm giao thông trước đó của tài xế. Nếu tài xế không thể chi trả thiệt hại do xe bị tịch thu, các công ty cho thuê sẽ phải gánh chịu. Dù vậy, hầu hết các thiệt hại này sẽ được bảo hiểm đền bù. Đây là lý do khiến nhiều công ty bảo hiểm phản đối luật mới này.

Đài Loan phạt gần 3.000 USD với tài xế say xỉn vi phạm lần đầu, gấp đôi nếu tái phạm. Với tài xế tái phạm từ chối kiểm tra hơi thở, làm xét nghiệm máu theo quy định mỗi 5 năm hoặc gây tai nạn nghiêm trọng sẽ bị tịch thu xe và bằng lái vĩnh viễn.

Tại Anh, từ năm 2021, những tài xế từ chối kiểm tra hơi thở có thể bị tịch thu xe và xe của họ có thể bị đem bán đấu giá dù họ có bị buộc tội lái xe khi say rượu hay không. Ý đã cho phép tịch thu xe của những tài xế say xỉn hoặc sử dụng ma túy từ năm 2008.

TR.PHƯƠNG

Ngăn chặn tai nạn giao thông: Tiến tới tịch thu xe, tước bằng lái vĩnh viễnNgăn chặn tai nạn giao thông: Tiến tới tịch thu xe, tước bằng lái vĩnh viễn

TTO - Rất nhiều bạn đọc tiếp tục phản hồi về việc xử nặng lái xe có nồng độ cồn. Tuổi Trẻ trích đăng hai ý kiến về vấn đề này.

Xem thêm: mth.82445658031602202-tot-iht-cuht-tahp-cum-gnat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng mức phạt, thực thi tốt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools