Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang tác động mạnh tới giá cả nhiên liệu, lương thực - thực phẩm trên thế giới.
Tại Mỹ, mùa hè năm nay không chỉ đem theo sức nóng từ thời tiết, mà còn có cả sức nóng của giá cả leo thang. Lạm phát ở Mỹ đã tăng cao nhất trong 40 năm, cán mốc 8,6% trong tháng 5 vừa qua.
"Tôi đi chợ và cầm miếng thịt lên rồi đặt trở lại kệ hàng. Bởi tôi đã quen với việc chỉ phải chi 10 USD cho nó, nhưng giờ giá là 15 USD", chị Rachel Merritt, người dân Washington D.C, Mỹ, chia sẻ.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York (Mỹ). (Ảnh: THX)
"Thật là quá sức chịu đựng. Tôi đã từng chỉ phải tốn 30 USD để đổ đầy bình xăng và bây giờ, tôi tốn tới 55 USD, gần gấp đôi", anh Virgil Ventura, người dân bang Maryland, Mỹ, bày tỏ.
Trong khi đó tại hàng loạt nước châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, lạm phát đều trên 8,5% trong tháng 5. Hy Lạp ghi nhận lạm phát cao nhất trong 28 năm.
"Xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều, giá nguyên liệu cho nhà hàng của chúng tôi tăng khoảng 40%. Vì vậy chúng tôi phải tăng giá bán tương ứng. Chúng tôi sẽ phải đóng cửa nhà hàng nếu không có khách đến ăn nữa", ông Thanasis Golas, chủ nhà hàng, Thủ đô Athens, Hy Lạp, cho biết.
Còn tại Đức, lạm phát cũng ở mức 7,9%, cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu đầu tiên vào mùa đông năm 1973 - 1974.
Thậm chí, tại các nền kinh tế đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina, lạm phát lên tới 60 - 70%.
Theo Liên Hợp Quốc, tình trạng lạm phát sẽ còn tiếp diễn trong cả năm 2022 và có thể kéo dài đến 2024 tại một số nước, khi nguồn hàng vẫn khan hiếm do xung đột, thời tiết xấu cản trở việc sản xuất lương thực.
VTV.vn - Trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Anh có thể ghi nhận mức lạm phát cao nhất, không chỉ trong năm nay, mà trong 2 năm tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.39754559141602202-tahp-mal-iohc-gnohc-hnim-gnog-coun-ueihn-nad-iougn/et-hnik/nv.vtv