vĐồng tin tức tài chính 365

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn: Cơ hội và thách thức

2022-06-15 06:10

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Theo đó, khí nhà kính, chất thải nhựa, rác thải đại dương sẽ phải dần biến mất theo lộ trình các năm 2025, 2030. Trong bối cảnh một nước đang phát triển, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mức độ xả thải ra biển còn trong top đầu thế giới, Việt Nam đối diện với những cơ hội và thách thức nào để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn?

Kinh tế tuần hoàn, hiểu một cách đơn giản, chính là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành khác. Đây là một khái niệm tương đối mới, nhưng đang trở thành xu hướng của các quốc gia. Theo Cơ quan phát triển Liên hiệp quốc, đến năm 2030, lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn có thể mang về 4,5 nghìn tỷ USD. Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng ta lần đầu tiên đưa mô hình này vào định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể là: "Phải xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường". 

Mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng vào việc quản lý, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín. Ảnh: VOV.

Mới đây, chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án kinh tế tuần hoàn, với những mục tiêu cơ bản như sau:

+ Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

+ 2025: các dự án KTTH bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả.Tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương so với giai đoạn trước đây

+ 2030: các dự án KTTH trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình KTTH đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế

Việc Việt Nam mạnh mẽ tham gia cam kết tại COP26 vừa qua đã dần hiện thực hóa lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn của mình. Hiện nay, một số địa phương đang bắt đầu đẩy mạnh phát triển theo xu hướng kinh tế tuần hoàn, bằng những hành động thiết thực và cụ thể với sự tham gia tích cực của cộng đồng.

Kinh tế tuần hoàn tại Hải Phòng

Từ hơn 2 năm nay, những người dân ở phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã quen với việc phân loại rác tại nguồn thành 2 loại rác hữu cơ và vô cơ. Vào mỗi buổi chiều người dân mang rác ra bỏ vào 2 xe riêng biệt. Nếu như giai đoạn đầu, hoạt động phân loại rác thải tại nguồn chỉ được tiến hành thí điểm ở một số khu vực công cộng và cụm dân cư, thì nay đã lan tỏa ra tất cả 4 quận nội thành của thành phố.

Rác thải hữu cơ sau khi xử lý vi sinh, được đưa vào ủ chín, chế biến thành mùn hữu cơ - là nguyên liệu chính để sản xuất phân bón hữu cơ. Với việc đẩy mạnh xử lý, tái chế, lượng rác chôn lấp ở HP đã giảm 10 %.

Hàng loạt các cơ sở xử lý, tái chế được khuyến khích xây dựng trong các khu công nghiệp sinh thái, nhằm xử lý, tái chế chất thải ngay từ nguồn phát sinh.

Hình minh họa.

Thiếu cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Chúng ta có những mô hình gần với kinh tế tuần hoàn từ khá sớm. Dù vậy, chu trình mới dừng lại ở tái sử dụng, tái chế chất thải và một số loại chất thải lĩnh vực này là đầu vào của hoạt động kinh tế khác. Các hoạt động tái chế dù đang được khuyến khích nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế, chính sách cũng như thực tiễn triển khai.

Tro xỉ phát sinh trong quá trình đốt than ở nhiều nhà máy nhiệt điện tỉnh Quảng Ninh từ hơn 2 năm nay đã được thu gom, xử lý làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung hoặc san lấp. Chủ trương này đã góp phần tích cực trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường do tồn đọng chất thải trong nhiều năm, và tái chế thành nguyên liệu để sản xuất gạch không nung. Tuy nhiên, 1 trong những khó khăn hiện nay, là việc tiêu thụ các sản phẩm này rất chậm.

Khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm tái chế từ nguyên liệu tro xỉ các nhà máy nhiệt điện, cũng là thực trạng chung đối với việc xử lý, tái chế nhiều loại vật liệu khác.

Việc đẩy mạnh xử lý, tái chế, tiêu thụ tro xỉ, thạch cao, vật liệu thân thiện môi trường đang đặt ra cấp bách bởi tổng lượng tro, xỉ, thạch cao trong cả nước tồn đọng trong các bãi chứa khoảng 30 triệu tấn, đang tạo áp lực lớn về môi trường, lãng phí 1 khối lượng lớn phế liệu có thể tái chế.

Theo dự báo của Tổ chức Liên hợp quốc, đến năm 2030, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, không còn gì phải bàn cãi nữa, kinh tế tuần hoàn chính là tương lai của nền kinh tế. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững. Với doanh nghiệp, đó là con đường buộc họ phải đi, nếu muốn "làm ăn" với thế giới. Kinh tế tuần hoàn đã chứng minh thành công ở nhiều nước như Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Singapore, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Việt Nam đi sau, nhờ đó có thể đúc kết được nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng hàng đầu là cần xây dựng lộ trình triển khai cụ thể, ban hành các quy chế, tiêu chuẩn và đầu tư đúng mức cho kinh tế tuần hoàn.

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 14/6 với khách mời là PGS.TS Đinh Đức Trường, Trưởng khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và đô thị, ĐH Kinh tế quốc dân sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn theo dõi!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.66783934051602202-cuht-hcaht-av-ioh-oc-naoh-naut-et-hnik-nen-gnud-yax/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn: Cơ hội và thách thức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools