vĐồng tin tức tài chính 365

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó”

2022-06-16 09:46

Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, vị Phó Chủ tịch Danko Group, ông Đàm Quốc Hiệp thẳng thắn nêu quan điểm: "Những câu chuyện quá khứ, tôi không muốn nhắc lại. Tôi muốn nói nhiều hơn về hiện tại và tương lai, về những gì mà chúng tôi đang có hơn là kể lại thời ngày xưa".

Như để trấn an người phỏng vấn, vị lãnh đạo Danko Group tươi cười nói: "An tâm. Lần này, tôi sẽ chia sẻ thật sự, cởi mở hết mình".

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 1.

Đã từng là một đơn vị phân phối và ghi dấu ấn ở nhiều dự án khi sở hữu con số doanh thu bán hàng khả quan, điều gì khiến Danko Group quyết định chuyển hướng sang làm chủ đầu tư?

Trong quá trình phát triển kinh doanh, bản thân Tập đoàn, ban lãnh đạo đã xác định, ngay từ đầu Danko Group sẽ trở thành chủ đầu tư.

Thực ra, trước đấy, chúng tôi không môi giới thuần tuý mà đầu tư thứ cấp bất động sản. Trong quá trình đầu tư thứ cấp, chúng tôi triển khai kinh doanh những lợi thế đang có. Khi trực tiếp kinh doanh bán hàng, tư vấn cho chủ đầu tư, chúng tôi nắm bắt được hơi thở thị trường, thị hiếu của khách hàng. Chúng tôi triển khai truyền thông thương hiệu, tham gia bán hàng và tích luỹ kinh nghiệm rất lớn từ thực tế. Chúng tôi chủ động trang bị nền tảng quan trọng nhất trong việc trở thành chủ đầu tư bất động sản.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 2.

Rất nhiều sàn môi giới đều lựa chọn chuyển hướng sang làm chủ đầu tư. Họ cho rằng, làm môi giới lợi nhuận ít, còn làm chủ đầu tư mới có lợi nhuận nhiều. Còn với Danko thì sao?

Lợi nhuận càng lớn là điều mà bất kỳ công ty nào, ngay cả công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng đều muốn. Nhưng nghĩ là một chuyện, làm lại là một chuyện khác hoàn toàn. Làm được điều đó – tức là nhiều lợi nhuận, phải tính toán đến tình hình vĩ mô, vi mô, cách thức thực hiện, tiềm lực năng lực tài chính của chủ đầu tư. Đến lúc làm chủ đầu tư lại phải đối mặt với "núi" công việc khác nhau như nghiên cứu tính pháp lý của dự án, hướng triển khai dự án.

Người ta cứ kỳ vọng chuyển sang làm chủ đầu tư lắm tiền. Nhưng khi làm rồi, nhiều người mới nhận thấy thực tế rất khó khăn và không thể đi tiếp được. Có nhiều dự án do cách thức triển khai bị chậm. Muốn dự án làm được thì phải trải qua nhiều khâu, phải chuẩn chỉ về mặt quy định pháp lý. Đó là quá trình dài và cũng khó khăn.

Còn với Danko, như tôi nói trước đó, chủ trương trở thành chủ đầu tư bất động sản vốn có từ sớm. Khi xác định mục tiêu mới, để làm được điều đó, chúng tôi luôn tính toán kỹ lưỡng đường đi nước bước.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 3.

Như ông vừa chia sẻ, có nhiều người trở thành chủ đầu tư rồi phải bỏ bởi đó là quá trình dài và khó khăn. Vậy với Danko, trong vai trò là chủ đầu tư, đâu là lúc ông cảm thấy khó khăn nhất?

Tôi lại cảm thấy không có gì gọi là khó khăn. Tôi xác định tất cả bước đi dự trù và tính sẵn. Hầu như đường đi nào cũng đều có những bước đi khó khăn về chủ quan, khách quan nhất định. Nhưng chúng tôi thấy không có vấn đề gì mang tính rất đáng nhớ, hay dấu ấn để thực sự chia sẻ.

Khó khăn hay không khó khăn phụ thuộc vào cách thức xử lý của chúng tôi. Đôi lúc vấn đề đó xuất phát từ cơ chế chính sách chưa ban hành đầy đủ nên có xung đột nhẹ nhất định về thủ tục hành chính. Nhưng nó cũng phải là bài học cần rút ra, hay là tình huống đáng nhớ đầy ghê gớm.

Thế có bao giờ ông rơi vào trạng thái mất ngủ vì phải lo xử lý công việc tưởng khó giải quyết?

Mất ngủ là chuyện bình thường. Nếu gặp khó khăn, các lãnh đạo của công ty sẽ họp và tham gia xử lý. Chúng tôi đều phải trăn trở, suy tính sẽ làm sao tháo gỡ được vướng mắc đó.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 4.

Không phải là TP.HCM hay Hà Nội, Danko lại chọn dự án phát triển trong vai trò là chủ đầu tư tại các tỉnh thành, khởi đầu là Thái Nguyên. Vì sao Danko lại chọn hướng đi như vậy?

Bất động sản TP.HCM, Hà Nội đã phát triển từ lâu. Ở 2 thị trường này, quy mô quỹ đất dành cho phát triển đô thị không còn lớn. Nhiều chủ đầu tư cũng đã có dấu ấn tại thị trường truyền thống này.

Trong khi đó, các tỉnh khác lại cần sự phát triển đô thị đồng bộ hơn. Các tỉnh này đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh nên chúng tôi có nhiều cơ hội tốt. Đối với thành phố, các tỉnh, thì đô thị hoá chính là điểm nhấn đầu tiên, được chú trọng. Thông qua bộ mặt khu đô thị, thành phố, tỉnh mới có sức bật để phát triển. Trên cơ sở đó, văn hoá, giáo dục sẽ mới phát triển, tạo ra sự đồng bộ, giảm khoảng cách không còn chênh lệch quá lớn giữa các tỉnh thành.

Chúng tôi vẫn thường chia sẻ với nhau vui vẻ rằng: "Lấy nông thôn bao vây thành thị". Đó là chiến lược của chúng tôi. Danko nghiên cứu ở nhiều tỉnh khác nhau. Quyết định này dựa trên thuận lợi từ phía chủ quan mà chúng tôi có như kinh nghiệm, sự chủ động tìm hiểu và nghiên cứu.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 5.

Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc ở Hà Nội từng nói rằng: "Làm bất động sản ở tỉnh lãi lắm". Đó có phải là một trong lý do mà Danko định hướng triển khai khu đô thị ở các tỉnh thành vì tại những thành phố lớn?

Đấy là họ nghĩ vậy, chứ phải đi vào thực tế, đến thực địa, nghiên cứu rõ ràng mới biết chính xác ra sao. Hay như họ cứ ngồi một chỗ và phán đoán thông qua nghiên cứu chung chung như thị trường tỉnh nào cũng đã nhiều doanh nghiệp xuất hiện, quỹ đất đẹp hết nên không dám làm dự án vì lợi nhuận thấp. Nhưng quan trọng nhất là quá trình triển khai thực tế dự án đến đâu. Khả năng nắm bắt thị trường ra sao?

Nhiều doanh nghiệp làm dự án tỉnh chậm tiến độ triển khai. Chúng tôi không biết rõ lý do chậm vì chủ quan hay khách quan. Nhưng với chúng tôi, mọi thứ làm phải nhanh, mọi thủ tục phải bám sát. Đấy là lý do mà Danko City đã hoàn thiện hạ tầng 100% chỉ sau 2 năm. Đó cũng là phong cách làm việc của Danko, bám sát việc, quyết liệt và sâu sát. Chúng tôi không nhìn vào tỉnh nào, thấy nơi đất rất nhiều doanh nghiệp xuất hiện, hết quỹ đất đẹp rồi không làm. Chúng tôi đi theo hướng nghiên cứu cụ thể và làm.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 6.

Lại nói về quan điểm "Làm bất động sản tỉnh lãi nhiều lắm". Tôi nghĩ quan điểm này tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh. Thứ nhất là tư duy vĩ mô về phát triển bất động sản: sẽ triển khai như thế nào, làm ra sao?

Cách đây 10-20 năm, người ta chọn phân lô bán nền, không có tiện ích, lợi nhuận nhiều. Chắc chắn cách triển khai này đem lại giá trị thấp cho chủ đầu tư và khách hàng.

Còn ở Hà Nội, không phải ở tỉnh, một số tập đoàn vẫn đầu tư siêu lợi nhuận do họ đầu tư hạ tầng đồng bộ, nhiều tiện ích để người dân sống trong khu đấy thấy đầy đủ, không phải đi đâu. Khách hàng mua nhà nhiều. Thế nên tôi cho rằng quan điểm làm bất động sản tỉnh lãi nhiều lắm là đánh giá chưa có sự tiếp cận hay hình dung cụ thể về mặt thực tế.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 7.

Có một thực tế rằng, đầu tư bất động sản ở tỉnh hiện tại đang gặp vấn đề: nhu cầu mua ở thực không cao, phần lớn là đầu cơ. Hệ quả các các khu đô thị bị bỏ hoang rất nhiều. Ông có lo ngại tình trạng như vậy xảy ra như với những "đứa con" của mình?

Cái đó là thực tế, nhất là các tỉnh có mật độ dân cư thấp. Trong quá tình làm, chúng tôi có nghiên cứu nghiêm túc. Đối với Thái Nguyên, đây là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế tốt, có lợi thế về mặt giao thương và kinh tế khu vực. Thái Nguyên cũng là khu Việt Bắc cũ, trung du miền núi phía Bắc, có khả năng kết nối giao thương tốt với các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Cao Bằng… Đó là thuận lợi khi mật độ dân cư di chuyển qua Thái Nguyên lớn. Một tiềm năng khác của Thái Nguyên là sự phát triển của các khu công nghiệp.

Một cách làm rất thực tế và cụ thể của chúng tôi để thu hút người dân vào ở, đó là đưa ra ưu đãi cho khách hàng có thể chuyển tới sớm. Chúng tôi xác định sẽ hỗ trợ cho họ những gì trong khả năng của chính mình. Khi người dân về định cư sớm, sẽ tạo nên sức sống cho khu đô thị. Dù bàn giao, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chăm sóc tất cả từng hạng mục. Những khu đô thị không có người đến ở mới trở thành khu đô thị không có sức sống hay bỏ hoang.

Danko City là một dự án đầu tay nhưng được đầu tư hệ thống tiện ích khá lớn. Phải chăng, muốn bán được nhà thì buộc phải có "yếu tố đính kèm" là tiện ích?

Tiện ích là yếu tố quan trọng. Với các tỉnh, khu đô thị cần mang tính đồng bộ và có hệ sinh thái tiện ích đa dạng. Tôi thấy nhiều tỉnh ở Việt Nam chưa có những khu đô thị được quy hoạch đồng bộ và tiện ích. Những khu đô thị mới sẽ góp phần vào thu hút người dân đến ở từ khu dân cư, các khu đô thị cũ. Bây giờ, nhà để ở không đơn thuần là các bức tường quây lại để ở mà quan trọng phải là không gian để sống. Và các khu đô thị có tiện ích và quy hoạch đồng bộ mới có thể thu hút cư dân.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 8.

Nhưng đầu tư tiện ích trước sẽ là một bài toán rất tốn kém và không phải dễ dàng đối với một chủ đầu tư mới?

Đúng là nếu ta không có lợi ích, hay lợi ích không đủ lớn chúng ta sẽ không làm. Với Danko, khi triển khai dự án, cái gì mà chúng tôi cam kết từ trong quy hoạch đến thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, bản 3D đã truyền thông ra ngoài, chúng tôi thực hiện đầy đủ và cố gắng xác định làm tốt hơn những gì trong bản vẽ 3D.

Khi xác định làm, có những tiện ích đúng là bề thế, thậm chí tốn kém như hồ du thuyền, hồ mắt rồng, chúng tôi vẫn làm. Đó là thương hiệu Danko, phong cách Danko và cũng chính là cam kết mạnh mẽ mà Danko đưa ra với chính mình, với tỉnh, nhà đầu tư và các khách hàng đã tin tưởng.  Tôi nghĩ cách làm đó sẽ là con đường đi bền vững trong quá trình phát triển.

Sắp tới, Danko dự tính sẽ tiếp tục triển khai dự án tại các tỉnh nào?

Hiện tại, Tập đoàn Danko tính toán sẽ phát triển khu đô thị từ Thanh Hoá ra miền Bắc, không làm trải dài mà tập trung. Chúng tôi tập trung làm các tỉnh này vì để tiết kiệm thời gian do quãng đường đi gần. Ngoài miền Bắc, nói thật, Danko có rất nhiều tỉnh ở miền Trung và miền Nam mời. Chúng tôi có những chiến lược dài hạn, hoàn thành cam kết hơn.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 9.

Với dự án Danko City ở Thái Nguyên, tập đoàn đầu tư khá nhiều cho các sự kiện quảng báo, và gần đây nhất là tài trợ cuộc thi hoa hậu. Liệu đây có phải là cách Danko làm thương hiệu khi bước sang làm chủ đầu tư?

Trong quá trình triển khai, nhất là vấn đề kinh doanh trong bất động sản, muốn để người khác hiểu về dự án, thương hiệu của chủ đầu tư, phải có nhiều sự kiện quảng bá. Có thể đó là sự kiện lớn hay nhỏ, đa dạng về hình thức, liên quan đến yếu tố về văn hoá, lịch sử, giải trí. Đăng cai tài trợ địa điểm cho cuộc thi Miss World Việt Nam chỉ là một trong kế hoạch quảng bá hình ảnh và dự án của chúng tôi.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 10.

Tại Thái Nguyên, chúng tôi tham gia tổ chức sự kiện hoa hậu còn bởi muốn quảng bá hình ảnh văn hoá của tỉnh. Ngoài sự kiện này ra, chúng tôi dự tính sẽ còn phối hợp với Sở Văn hoá, Du lịch tỉnh Thái Nguyên có thể tổ chức văn hoá về trà.

Các dự án khác, dựa trên sản phẩm, đặc thù văn hoá của tỉnh, kế hoạch quảng bá hình ảnh của tỉnh, chúng tôi sẽ lựa chọn chương trình phù hợp. Tổ chức hoa hậu không phải là điểm nhấn duy nhất hay cách làm thương hiệu duy nhất của chúng tôi.

Thời điểm tham gia đăng cai tổ chức cuộc thi hoa hậu, ông có dự trù tới việc như scandal ngoài ý muốn sẽ làm ảnh hưởng tới thương hiệu Danko bởi đặc thù loại hình cuộc thị này dễ có thị phi?

Bất kỳ sự kiện nào khi tổ chức đều có quy định nhất định. Các cuộc thi hoa hậu thường thu hút sự chú ý của dư luận. Nhưng quá trình tổ chức sẽ không mang sự cảm tính, dù có thể có tác động chưa tốt, chưa hiệu quả.

Khi tham gia đăng cai tổ chức cuộc thi hoa hậu này, tôi phải lựa chọn xem có phù hợp không? Chúng tôi còn tìm hiểu đối tác sẽ làm việc với mình như thế nào?

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 11.

Trong thực tế, đúng là có nhiều cuộc thi người đẹp được tổ chức vì mục đích nào đó. Nhưng với chúng tôi, đã xác định là đối tác, hợp tác thì phải làm đến chốn. Chúng tôi không sợ scandal khi tổ chức cuộc thi hoa hậu. Trong quá trình triển khai, giả sử có vấn đề sai sót xảy ra, chúng tôi thừa nhận. Chúng tôi không sợ gì cả. Sai thì sẽ thừa nhận.

Trong thời gian tới, ông có muốn tham gia tài trợ một cuộc thi hoa hậu để quảng bá hình ảnh của dự án và doanh nghiệp?

Về thì tương lai, tôi chưa nói trước. Nếu có cuộc thi hay hơn, tổ chức sự kiện đó đa dạng hơn, chúng tôi sẽ đăng cai về mặt tổ chức.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 12.

Thời điểm dịch bệnh, khi nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải cắt giảm nhân sự và thu hẹp lương thưởng nhưng với Danko lại khác. Được biết, ngoài việc thu hút thêm hơn 200 nhân sự, Danko còn có chính sách tăng lương thưởng cho nhân viên. Điều gì khiến Danko lại có chính sách khác biệt như vậy?

Lúc dịch bệnh, chúng tôi vẫn phát triển. Đó là lý do khiến chúng tôi cần nhân sự mới và tiếp tục tăng lương thưởng cho nhân viên tới 30%. Chỉ trong vòng 2 năm dịch bệnh, chúng tôi có 3 đợt tăng lương.

Để làm được điều này, chúng tôi dựa vào nguồn lực thực tế đang có. Đi đường dài phải có tiềm lực tài chính tốt. Nguồn lực mà không có thì bước đi cũng không chắc chắn.

Ngoài ra, do cách làm và kinh nghiệm trước đó. Chúng tôi không lệ thuộc vào bên thứ 3 mà chủ động hoàn toàn từ làm truyền thông đến marketing. Hiệu quả kinh doanh bình thường như chưa có dịch. Chúng tôi tăng lương thưởng còn để khích lệ cho toàn bộ cán bộ nhân viên.

Tôi thường chia sẻ với cán bộ nhân viên, đặc biệt nhân viên mới về văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá Danko thể hiện thông qua lời nói về chủ trương quan điểm, về thể hiện trong thực tế và thể hiện rõ nhất là trong mùa dịch. Tôi nhớ khi dịch bệnh, một số cán bộ quản lý đề nghị giảm lương chia sẻ gánh nặng. Nhưng chúng tôi không giảm mà tăng. Tôi nghĩ nhân viên sẽ nhớ đến lúc khó khăn vẫn được tin tưởng chia sẻ, họ sẽ tiếp tục cống hiến trong ngôi nhà thứ 2 của mình. Văn hoá đó sẽ níu giữ những người tiếp tục ở lại Danko.

Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó” - Ảnh 13.

Liệu có mạo hiểm không khi dịch bệnh sẽ có thể kéo dài, khó đoán định trước thời điểm dừng?

Chúng tôi có tính toán nhất định. Việc hỗ trợ nhân viên không chỉ là duy trì phát triển mà còn tạo ra sự phát triển tốt hơn trước. Đương nhiên, chúng tôi dự tính dịch không thể quá lâu. Chúng tôi dự trù tình huống tối đa nhất, mất bao lâu đủ đảm bảo duy trì được như hiện tại, để anh em hoàn toàn an tâm công tác.

Dường như, chặng đường mà Danko trải qua, với ông, đó là một con đường bằng phẳng, chẳng một chút gồ ghề?

Chắc là tôi nói chuyện chung chung nhỉ? Buổi chia sẻ này, tôi rất cởi mở, không ngại động chạm vấn đề gì.

Nhưng nói thật, việc gì cũng sẽ có khó khăn. Đã làm thì phải lường trước khó khăn, đường đi nước bước của mình. Gặp khó khăn biến động, thì hãy xác định, đó là nấc thang tất yếu mà muốn phát triển phải trải qua. Phải lường trước khó khăn, đường đi nước bước của mình. Gặp khó khăn biến động đó là nấc thang trong nấc thang phát triển phải trải qua. Quan trọng tâm thế đón nhận xử lý như thế nào? Ở đâu có ý chí thì ở đó chắc chắn sẽ có một lối đi.

Cảm ơn những chia sẻ của ông!

https://cafef.vn/pho-chu-tich-danko-group-lam-chu-dau-tu-nghi-thi-de-lam-moi-kho-20220615165451323.chn

Theo Mai Linh

Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.75883429061602202-ohk-iom-mal-ed-iht-ihgn-ut-uad-uhc-mal-puorg-oknad-hcit-uhc-ohp/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phó Chủ tịch Danko Group: “Làm chủ đầu tư nghĩ thì dễ, làm mới khó””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools