Chị Phương Nga (55 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) cho biết nhận được thông báo đi tiêm vắc xin nhắc lại lần thứ 2 nhưng chị băn khoăn có nên tiêm nữa không vì đã mắc Covid-19 từ tháng 2, bị “hành” tơi tả 10 ngày trời.
“Tôi đã mắc rồi nhưng do có tiền sử huyết áp cao, hiện phải uống thuốc hàng ngày. Thành thử ra vừa muốn vừa không muốn tiêm nữa. Giờ không biết như thế nào mới đúng”, chị Nga băn khoăn.
Tâm trạng của chị Nga cũng là tâm trạng chung của nhiều người dân Thủ đô hiện nay, khi họ đã tiêm 3 mũi và từng mắc Covid-19.
Theo lãnh đạo ngành y tế quận Hà Đông, tỷ lệ người dân đăng ký tiêm mũi 4 so với số người thuộc đối tượng tiêm chủng giảm nhiều.
Nguyên nhân theo vị này là do có những người không muốn tiêm chủng nữa, cũng có những trường hợp sau khi tiêm mũi 3 đã mắc Covid-19 nên đến nay chưa đáp ứng đủ điều kiện tiêm chủng.
'Cháy thuốc' từ bệnh viện tới nhà thuốc ngoài
Nhiều bệnh nhân than trời đi mua thuốc mà không mua được, trong bệnh viện giới thiệu ra ngoài và đi khắp thành phố cũng không có thuốc.
Trao đổi với phóng viên Infonet vào sáng nay 16/6 về tình trạng người dân không mặn mà tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2.
Đồng thời ngày 6/6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tổ chức tập huấn chuyên môn cho hệ thống y tế quận huyện và xã phường về công tác tổ chức tiêm vắc xin nhằm đảm bảo chiến dịch tiêm an toàn, hiệu quả.
“Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai tiêm vắc xin Covid-19 liều nhắc lại lần hai hay còn gọi là mũi 4 gặp không ít khó khăn.
Thứ nhất, đó là cùng thời gian này thành phố Hà Nội sẽ đồng thời tiêm vắc xin Covid-19 cho nhiều đối tượng, bao gồm tiêm mũi 4 cho 3 nhóm đối tượng người từ 18 tuổi trở lên; tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Thứ hai, đó là hiện nay một số người còn chưa hiểu hết giá trị và hiệu quả của việc tiêm vắc xin Covid-19 liều nhắc lại lần hai, cho nên chưa phối hợp tốt khi được mời gọi đi tiêm vắc xin”, ông Khổng Minh Tuấn thừa nhận.
Ông cho rằng, người dân quan niệm 'đã nhiễm Covid-19, tiêm rồi vẫn mắc nên không muốn tiêm mũi 4' là quan niệm không đúng.
'Hiện nay chúng ta đã thấy rất rõ vệ hiệu quả của việc tiêm vắc xin Covid-19, đó là giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm nguy cơ diễn biến nặng phải nhập viện và đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong.
Đối với những người đã được tiêm vắc xin Covid-19 đủ 2 mũi cơ bản vầ mũi nhắc lại lần một, sau 3 đến 6 tháng thì mức độ kháng thể sẽ giảm và sẽ có nguy cơ mặc bệnh trở lại, nhất là khi có các biến chủng mới.
Chính vì vậy việc tiêm vắc xin Covid-19 liều nhắc lại lần hai là rất cần thiết', ông Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh.
Theo PGĐ CDC Hà Nội, mũi tiêm nhắc lại này sẽ giúp cơ thể củng cố và tăng cường miễn dịch phòng bệnh, giúp bảo vệ lâu dài hơn. Tất cả những người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp đều cần và nên tiêm vắc xin COVD-19 liều nhắc lại lần hai.
Trả lời câu hỏi vậy với những người đã mắc Covid-19 thì sau bao lâu sẽ tiêm mũi nhắc lại, ông Khổng Minh Tuấn cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, những người vừa mới mắc bệnh Covid-19 chưa đủ ba tháng, sẽ trì hoãn tiêm mũi 4. Sau ba tháng, tính từ lúc nhiễm bệnh sẽ được chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần hai hay còn gọi là mũi 4.
Người từng mắc Covid-19 nhiễm sốt xuất huyết sẽ nguy cơ nặng hơn?
Bé Phan Nguyễn Việt H (5 tuổi đến từ Đồng Tháp) vừa trải qua nửa tháng điều trị bệnh kịch tính nhất cuộc đời mình vì sốt xuất huyết sau Covid-19.
Đầu tháng 6, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2481/KH-SYT về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) trên địa bàn thành phố. Thời gian thực hiện từ tháng 6 năm 2022.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu trên 95% các đối tượng thuộc diện cần tiêm mũi nhắc lại lần 2 được tiêm chủng vắc xin Covid-19; đảm bảo an toàn công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho người dân.
Đối tượng tiêm chủng bao gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc hai nhóm sau: có suy giảm miễn dịch tử thể vừa đến thể nặng và thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 gồm cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp; Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Hà Nội sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) đồng loạt trên toàn thành phố; đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn tiêm chủng, tiếp cận công bằng và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng. Căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai chiến dịch tiêm chủng, các đơn vị chủ động linh hoạt về quy mô, địa điểm, thời gian tổ chức nhằm đảm bảo tiến độ tiêm chủng song song với việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
Vắc xin sử dụng để tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) bao gồm: vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do Astrazeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1). Khoảng cách ít nhất là 4 tháng sau tiêm mũi 3 (mũi nhắc lần 1). Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3, trì hoãn 3 tháng sau khi mắc Covid-19.
Hà Nội sẽ tổ chức tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm cố định và lưu động.
Theo N. Huyền
Infonet