Ông Nguyễn Thái Bình, phó Giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh, thông tin tại buổi họp báo - Ảnh: CHÂU TUẤN
Ngày 17-6, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu và phương hướng 6 tháng cuối năm 2022.
Đứng đầu du lịch cả nước
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch nên các hoạt động du lịch tại tỉnh Tây Ninh đã nhiều lần tạm dừng hoạt động trong năm 2021. Nhưng đến đầu năm 2022, ngành du lịch bắt đầu "mở cửa" và lập tức phát triển một cách mạnh mẽ.
Cụ thể, những tháng qua khách lưu trú đạt 1.206.676 lượt (tăng 23,4% so cùng kỳ), khách lữ hành đạt 10.000 lượt (tăng 1.090%), khách tham quan khu, điểm du lịch đạt 3.010.647 lượt (tăng 102,8%) và tổng doanh thu du lịch đạt 726,8 tỉ đồng.
Trao đổi thêm về việc phát triển du lịch đường thủy, tận dụng hệ thống sông ngòi đa dạng kết nối cùng TP.HCM, ông Trương Văn Hùng - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh - cho biết đã phối hợp cùng Sở giao thông vận tải và các đơn vị liên quan để tìm hiểu, quy hoạch phát triển du lịch đường sông, đầu tư bến bãi, các tuyến sông kết nối với đường bộ.
"Chúng ta phải kết nối với những điểm di tích lịch sử, điểm ăn ngon, bán đặc sản, điểm vui chơi hai bên bờ sông…", ông Hùng cho hay.
Tại buổi họp báo, bà Huỳnh Thanh Nam - phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh - chia sẻ: "Khi dịch vừa mới ngừng lại, du lịch của Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng "bung ra" rất mạnh mẽ. Ngay dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi, lượng khách du lịch đến Tây Ninh đứng đầu cả nước. Đến hiện nay, lượng khách vẫn duy trì rất tốt.
Đường ống dẫn nước bằng thép vượt qua sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Tây Ninh - Ảnh: CHÂU TUẤN
Sớm thực hiện cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Thông tin tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thái Bình - phó giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh - cho biết việc phát triển hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong năm 2022 tỉnh sẽ thực hiện 12 dự án (3 dự án chuẩn bị đầu tư và 9 dự án thực hiện đầu tư).
Thông tin về dự án xây dựng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, ông Bình cho biết về quy mô, tuyến này dài khoảng 50km, trong đó đoạn đi qua địa phận TP.HCM là 23,7km, qua tỉnh Tây Ninh là 26,3km với tổng mức đầu tư khoảng 15.900 tỉ đồng.
UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh đã đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Hiện tại, các cơ quan chuyên môn của TP.HCM đang tổ chức thẩm định nội bộ trước khi trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, dự kiến trong tháng 7-2022.
Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sau khi hoàn thành sẽ là một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, làm tăng năng lực, hiệu quả khai thác tuyến đường liên vận quốc tế nối TP.HCM - Campuchia, đồng thời, kết nối Tây Ninh với vùng kinh tế trọng điểm, tạo nên "đòn bẩy" để phát triển kinh tế và xã hội.
Về vấn đề nên phát triển du lịch đường thuỷ, ông Bình cho biết hiện nay tỉnh cũng rất chú trọng đầu tư phát triển các bến, cảng đường thủy nội địa để phục vụ tốt hơn các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa.
"Ngoài ra, chúng tôi rất mong muốn khai thác thế mạnh giao thông đường thủy bằng việc phát triển du lịch trên tuyến nội địa, các tuyến sông có tính kết nối lớn như sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông để phục vụ tốt nhất cho khách du lịch", ông Bình cho hay.
TTO - Để giúp người dân thoát nghèo, có vốn làm ăn phát triển kinh tế, Tỉnh đoàn Tây Ninh đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức 'Tuần lễ gửi tiết kiệm - Chung tay vì người nghèo' năm 2022.
Xem thêm: mth.70152858171602202-iat-nav-gnoht-oaig-hcil-ud-ev-em-hnam-hnim-neyuhc-hnin-yat/nv.ertiout