vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng thừa tiền, nhà kinh doanh khát vốn

2022-06-18 07:25

Lượng tiền gửi của cư dân và tổ chức vào các ngân hàng đang gia tăng. Tính riêng chỉ trong ba tháng đầu năm, lượng tiền gửi của cư dân và tổ chức tại các ngân hàng hiện có đạt hơn 13,8 triệu tỉ đồng, tăng trên 408.000 tỉ đồng so với cuối năm ngoái.

Tiền gửi tại các ngân hàng tăng mạnh trong khi hạn mức tín dụng cạn kiệt làm dấy lên nỗi lo ngân hàng có tiền mà không cho vay được.

Muốn cho vay nhưng hết hạn mức tín dụng

Chị Thu Thủy, chủ một đại lý tại Đắk Lắk, kể chị vừa làm hồ sơ vay vốn từ một ngân hàng với mục đích thu mua nông sản tại nhà. Tài sản thế chấp là mảnh đất trồng cây hằng năm của gia đình, rộng 1.300 m2 và được một ngân hàng định giá 1,3 tỉ đồng.

Lúc đầu ngân hàng dự kiến cho vay 600 triệu đồng nhưng khoảng nửa tháng sau hạ xuống còn 300 triệu đồng. Thế nhưng mới đây, chị lại nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng rằng không thể cho vay nữa.

Ngân hàng thừa tiền, nhà kinh doanh khát vốn  ảnh 1
Nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp để phục vụ sản xuất, kinh doanh đang tăng mạnh. Ảnh: TL

“Tôi rất ngạc nhiên vì trước đây tôi cũng vay với mục đích thu mua nông sản thì được ngân hàng giải ngân rất nhanh, chỉ 10 ngày sau khi nộp hồ sơ vay là tiền đã chảy vào tài khoản” - chị Thủy nói.

Tương tự, chị Mai Thy, chủ một cửa hàng kinh doanh hàng may mặc ở TP Thủ Đức, chia sẻ chị vừa mua một căn hộ tại dự án do hai ngân hàng tài trợ vốn. Khi liên hệ với nhân viên ngân hàng thì chị được trả lời đủ điều kiện vay. Thế nhưng việc giải ngân lại kéo dài lê thê khiến chị chán nản.

“Mặc dù tôi được phê duyệt khoản vay nhưng việc giải ngân lại diễn ra rất khó khăn, chậm chạp do ngân hàng đang phải kiểm soát chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng” - chị Thy nói.

Nhiều ngân hàng thừa nhận từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp hạn mức tín dụng (room) với mức tăng khoảng 14% trong cả năm. Thế nhưng hiện nhiều ngân hàng đã sử dụng vượt quá phân nửa chỉ tiêu tín dụng của cả năm nên đang chờ phê duyệt room tăng trưởng tín dụng mới từ NHNN.

Đơn cử, tính đến hết quý I-2022, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của Ngân hàng MBBank đạt 14,3% trong khi chỉ được cấp room tín dụng là 15%. Tương tự, tính đến tháng 4, ACB đạt tăng trưởng tín dụng 8% trong khi hạn mức được cấp chỉ 10%. Chính vì cạn room tín dụng nên các ngân hàng buộc phải “phòng thủ”, tức hạn chế cho vay hoặc chỉ ưu tiên cấp tín dụng cho một số lĩnh vực, đối tượng.

Tại hội nghị về triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% diễn ra mới đây, đại diện nhiều ngân hàng đề xuất nới room tăng trưởng tín dụng. Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, nói: “Nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp sau hai năm COVID-19 giống như cơn khát nước sau trận hạn hán, tăng lên rất nhanh. Nhưng với room tín dụng hiện nay, chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được nới room tín dụng” - ông Cường nói.

Xem xét nới room tín dụng

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, đánh giá: Tín dụng tăng trưởng khá cao do nền kinh tế bước đầu phục hồi, hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại. Vì thế nhu cầu nới room của các ngân hàng là rất lớn, cộng thêm với việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% theo chủ trương của Chính phủ nên nhu cầu tín dụng sẽ tăng nhiều hơn.

Tuy nhiên, để nới room tăng trưởng tín dụng cần phải kiểm soát chất lượng các khoản vay, đồng thời cần tính toán lượng cung tiền sao cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đảm bảo kiểm soát lạm phát.

“Những ngân hàng có nhu cầu cho vay cao đối với nhóm ngành xuất khẩu hàng hóa, hoặc các ngành sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên thì nên được ưu tiên nới room tín dụng. Còn đối với những ngân hàng chủ yếu cho vay vào những lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản… thì cần phải xem xét kỹ hơn” - ông Hùng gợi ý.

Đề cập vấn đề này tại buổi họp báo về hoạt động của ngành ngân hàng sáu tháng đầu năm vừa diễn ra, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết cơ quan này đã tính tới trường hợp nới room tăng trưởng tín dụng khi triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, việc thực hiện còn phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.

“Cơ quan quản lý hiểu rõ việc các ngân hàng thương mại cần tăng hạn mức tín dụng. Song thời điểm tăng, mức tăng bao nhiêu cần phải tính toán rất thận trọng, phù hợp với các cân đối vĩ mô” - ông Tú nói.

Lý do kiểm soát hạn mức tín dụng

Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 9-6, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đã chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng về cơ chế cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Đại biểu An nhận xét rằng cơ chế cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng hằng năm cho các ngân hàng thương mại hiện vẫn còn mang dáng dấp theo cách quản lý bao cấp và không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Đáp lời, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng là cần thiết, bởi nếu như ngân hàng gặp vấn đề, mất khả năng chi trả sẽ gây hệ lụy tới nền kinh tế. Đồng thời, từ khi áp dụng việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào năm 2011, đây là biện pháp hiệu quả trong tổ chức điều hành, đưa thị trường tiền tệ, tín dụng hoạt động ổn định trở lại.

“Trước đây khi không kiểm soát room tín dụng, một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng rất cao, lên tới 30%-53,8%. Điều này tạo ra những cuộc đua lãi suất để huy động nguồn tiền cho vay” - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích.

Xem thêm: lmth.621586tsop-nov-tahk-hnaod-hnik-ahn-neit-auht-gnah-nagn/nv.olp

“Ngân hàng thừa tiền, nhà kinh doanh khát vốn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools