vĐồng tin tức tài chính 365

Đồng nghiệp chơi xấu, dùng đủ thủ đoạn để tranh khách hàng: Đây là cách xử lý để đối thủ tự rút khỏi cuộc chiến!

2022-06-19 11:00

Chị Kim Yến (29 tuổi) hiện đang là nhân viên sales tại một cửa hàng thời trang cao cấp. Vì bán những mặt hàng đắt đỏ, giá thành luôn ở mức vài triệu, chục triệu, hay hàng trăm triệu nên khách đến mua cũng đều là những người khó tính, trâm anh thế phiệt. Do đó, từng cử chỉ lời nói để có thể lấy lòng được họ luôn phải cân đo đong đếm cho thật phù hợp.

Song, không phải vì thế mà các nhân viên có sự đấu đá lẫn nhau. Hầu hết, mọi người đều cố gắng phối hợp, người phụ trách khu vực bán túi xách sẽ cố gắng "đong đưa" để khách đi tiếp sang khu vực quần áo, phụ kiện...cốt để doanh thu càng cao thì thu nhập càng tốt. Duy chỉ có một người luôn thích chơi "quả lẻ" là Mai Phương (29 tuổi, đồng nghiệp với Yến).

Đợt vừa rồi, tổng công ty có đưa về cửa hàng của chị Yến rất nhiều mẫu mã đẹp, trong đó có một chiếc túi xách phiên bản giới hạn vô cùng đặc biệt. Ngay khi thông tin được phát tán ra ngoài, rất nhiều quý bà đã nhanh chóng liên hệ với sales "ruột" của mình để có thể mua được chiếc túi này.

Đồng nghiệp chơi xấu, dùng đủ thủ đoạn để tranh khách hàng: Đây là cách xử lý để đối thủ tự rút khỏi cuộc chiến! - Ảnh 1.

Ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều là cuộc chiến

Đến ngày chính thức chiếc túi lên kệ, đồng loạt các nhân viên cùng đặt cược xem khách của ai sẽ nhanh chân đến trước. Chị Yến khoe đã nhanh trí bảo khách đi taxi vì xuống tầng hầm gửi xe sẽ rất mất thời gian. Song, giờ cao điểm gọi xe công nghệ cũng không dễ và đường thì lại tắc.

Cuộc trò chuyện sôi nổi, duy chỉ có Phương là lặng lẽ rời đi. Cô ấy cầm một túi đồ ăn mang ra tặng bảo vệ rồi mong anh cho phép khách của mình đậu xe trước cửa hàng, thay vì phải xuống hầm.

Chỉ bằng một chiêu nhỏ này, chiếc túi nghiễm nhiên thuộc về khách của Phương và hoa hồng cô ta nhận về cũng không nhỏ.

Không thể phủ nhận rằng Phương đã quá nhanh trí nhưng cách làm này không công bằng với đồng nghiệp nên khiến mọi người mất lòng.

Chưa hết, một lần chị Yến may mắn là người đứng ra tư vấn cho một vị khách giàu có. Người đàn ông này đã chọn mua bộ trang sức bằng kim cương để tặng cho vợ của mình trị giá hàng tỉ đồng. Nếu thành công trong lần này, chị Yến sẽ trở thành người có doanh thu cao nhất và cũng được thăng hạng vị trí trong cửa hàng.

Tuy nhiên, trong một lúc bất cẩn. Khi chị Yến đang khoe với đồng nghiệp tin nhắn người khách hẹn sáng mai sẽ qua lấy hàng, Phương đã giả vờ cầm máy để xem và lấy số điện thoại của người đàn ông. Sau đó, không hiểu bằng cách nào, người khách này đã chọn Phương trở thành người chốt cuối cùng. Như vậy, mọi công sức mà chị Yến bỏ ra đã đổ xuống sông xuống bể, tất cả thành quả mà đáng ra chị có được thì Phương lại đang được vinh danh.

Cũng từ đó, chị Yến không tin tưởng bất cứ vị đồng nghiệp nào và mối quan hệ của cô với "người đồng nghiệp lý tưởng" cũng đã tan biến như nó chưa từng bao giờ tồn tại.

Khi bị cướp công, nên làm thế nào?

Trong giới sales, để có thể bán được hàng không phải là dễ. Là một nhân viên mẫn cán, chăm chỉ và tận tụy với công việc, sự đóng góp công sức cho công ty không phải là con số ít, nhưng rồi bạn phát hiện ra rằng, bạn đã bị đồng nghiệp "nẫng tay trên" mọi thành quả. Lúc này, bạn có thể áp dụng một vài tuyệt chiêu dưới đây.

Đồng nghiệp chơi xấu, dùng đủ thủ đoạn để tranh khách hàng: Đây là cách xử lý để đối thủ tự rút khỏi cuộc chiến! - Ảnh 2.

Gửi tin nhắn cho đồng nghiệp hoặc "bóc phốt" công khai

Ở đây có hai trường hợp mà bạn cần phải suy nghĩ một chút. Nếu bóc phốt công khai thì chắc chắn một trong hai người sẽ có khả năng phải ra đi hoặc sau này cũng khó có thể làm việc chung.

Nếu nhắn tin, bạn đang chứng tỏ cho đồng nghiệp mình vô cùng cao thượng và đang tạo cho họ cơ hội để thay đổi.

Cụ thể, hãy nêu rõ công sức bạn đã bỏ ra như thế nào? Bạn đã làm được những gì và thu được kết quả gì cho công việc của mình? Điều quan trọng nhất là phải đưa ra được chứng cứ xác thực, "nhân chứng, vật chứng" đầy đủ thì mới thuyết phục được kẻ đã "cướp công" của bạn.

Đồng thời nên "cảnh cáo" kẻ xấu kia rằng bạn hoàn toàn có khả năng lấy lại sự công bằng cho mình, bạn sẽ tạo cho họ cơ hội để cải chính những thông tin trước đó, nếu không khi mọi việc được sáng tỏ thì người bị tổn hại nhiều nhất chính là người đồng nghiệp đó chứ không phải là bạn.

Hãy cân nhắc đâu là điều quan trọng với mình nhất

Nghe thì có vẻ không phải là một biện pháp tốt, nhưng đối với một số người thì cách giải quyết này không hẳn là không có lợi.

Nếu là một nhân viên mới, phải nghĩ đến cái gì thực sự quan trọng với mình nhất. Nếu như luôn nghĩ cách đối đầu với một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm và có nhiều năm làm việc hơn mình thì không đem lại lợi ích gì. Rất có thể bạn sẽ gây ra sự ác cảm với cấp trên và đồng nghiệp xung quanh, mà chưa chắc đã chứng minh được bạn đã bị cướp công. Coi đó như một bài học cho bản thân, nếu có cơ hội chứng minh năng lực của mình thì bạn sẽ biết cách để không lại bị đồng nghiệp kia hay bất kỳ một ai khác "nẫng tay trên" nữa.

Hãy nâng cao nghiệp vụ và sự tự tin của chính mình

Trong mọi trường hợp, bạn đừng quá tin tưởng vào bất cứ ai ngoài chính mình. Như trường hợp của chị Yến, vì quá lơ là các đối thủ nên mới để cho họ dễ dàng lấy được số điện thoại của khách ruột.

Bên cạnh đó, hãy không ngừng nâng cao nghiệp vụ để chăm sóc khách hàng được tốt hơn, khiến họ chỉ có thể tin tưởng vào bạn chứ không phải bất cứ ai khác.

Đồng nghiệp chơi xấu, dùng đủ thủ đoạn để tranh khách hàng: Đây là cách xử lý để đối thủ tự rút khỏi cuộc chiến! - Ảnh 3.

http://tintuc.vdong.vn/06/1393109.htm

Nguyễn Phượng

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.97911618091602202-neihc-couc-iohk-tur-ut-uht-iod-ed-yl-ux-hcac-al-yad-gnah-hcahk-hnart-ed-naod-uht-ud-gnud-uax-iohc-peihgn-gnod/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đồng nghiệp chơi xấu, dùng đủ thủ đoạn để tranh khách hàng: Đây là cách xử lý để đối thủ tự rút khỏi cuộc chiến!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools