vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng để tiền rơi: Đầu tư chứng khoán ngành nào trong bối cảnh lo ngại lạm phát gia tăng?

2022-06-21 09:46

Lạm phát và thị trường chứng khoán có mối quan hệ tương quan với nhau. Lạm phát sẽ tác động đến thị trường chứng khoán theo các mức độ khác nhau. Tuy vậy trong báo cáo phân tích mới của công ty chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp (Agriseco) cho thấy, nhìn lại diễn biến lịch sử, lạm phát tăng chưa chắc đã làm giảm giá chứng khoán, mà lạm phát tăng mức độ vừa phải lại là điều tốt cho nền kinh tế.

Thống kê chỉ số S&P500 trong 50 năm trở lại đây, chỉ số S&P500 tăng trưởng với tỷ suất cao khi lạm phát ở mức 2-3%. Ngược lại, lạm phát tăng sốc từ 3% trở lên, chỉ số S&P500 ghi nhận mức giảm mạnh trung bình 10%/năm. Điển hình là giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 khiến lạm phát vượt ngưỡng 10%, chỉ số S&P500 đã sụp đổ với mức giảm lần lượt 17,3% và 29,7% trong 2 năm 1973 và 1974.

Theo Agriseco thống kê trong 22 năm kể từ năm 2000, trong môi trường lạm phát dưới 5%, chỉ số VNIndex ghi nhận mức sinh lời 1,8%/tháng. Lạm phát từ 5 - 10% sẽ mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất. Cụ thể, kinh tế Việt Nam đã trải qua 81 tháng có mức CPI từ 5- 10%, trong các tháng này VN – Index tăng trưởng trung bình 2,71%/tháng – cao nhất so với các mức độ lạm phát khác.

Trong bối cảnh lạm phát, chiến lược của các nhà đầu tư cũng cần sự thay đổi chuyển hướng sang những nhóm ngành hưởng lợi khi lạm phát xảy ra. Đó là những nhóm ngành nào?


Nhóm hưởng lợi từ đà tăng giá hàng hóa

Khi lạm phát leo thang thì giá hàng hóa thường tăng mạnh, đặc biệt là nhóm năng lượng (dầu thô, khí đốt). Theo nhiều nghiên cứu của các tổ chức kinh tế lớn, giá cả hàng hóa và lạm phát có mối quan hệ tương quan thuận chiều với nhau. Việc đầu tư vào nhóm doanh nghiệp đang sản xuât, kinh doanh các mặt hàng kỳ vọng tăng giá trong môi trường lạm phát là hợp lý khi việc đầu tư vào chỉ số giá hàng hóa chưa phù hợp. Bên cạnh đó, khi giá nguyên vật liệu tăng cao, các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất, kinh doanh khép kín sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá bán đầu ra. 

Cụ thể có 2 nhóm chính hưởng lợi từ đà tăng giá hàng hóa bao gồm:

Thứ nhất, nhóm tự chủ được nguồn đầu vào, hưởng lợi từ giá bán đầu ra. 

Trong thời kỳ lạm phát, khi giá cả nguyên vật liệu tăng cao, các doanh nghiệp tự chủ được đầu vào sẽ giúp biên lợi nhuận được cải thiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát giá bán đầu ra sẽ càng được hưởng lợi khi công suất vẫn không thay đổi nhưng giá tăng sẽ có thể tác động khiến KQKD khả quan hơn. Do đó, Agriseco tin rằng nhóm các DN này sẽ là nhóm được hưởng lợi lớn về mặt doanh thu cũng như cải thiện về chi phí. Các nhóm doanh nghiệp tự sản xuất và cung ứng các mặt hàng được hưởng lợi từ các sự kiện địa chính trị sẽ là các nhóm đáng lưu ý. Các nhóm doanh nghiệp này khi đã hoàn thiện được chuỗi giá trị sẽ ít chịu tác động bởi lạm phát. Đây là nhóm có thể đầu tư trong trung và dài hạn.

Thứ là nhóm Dầu khí

Giá dầu Brent đã liên tục tăng mạnh hơn 50% và giá khí tại khu vực châu Âu cũng đã tăng hơn 90% từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung năng lượng tại châu Âu và thế giới khi Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 toàn cầu và cung cấp tới 40% lượng khí đốt cho châu Âu. Agriseco cho rằng diễn biến giá dầu, khí trong thời gian tới sẽ phụ thuộc lớn vào mức độ tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine và các biện pháp cấm nhập khẩu dầu của EU. 

Đừng để tiền rơi: Đầu tư chứng khoán ngành nào trong bối cảnh lo ngại lạm phát gia tăng? - Ảnh 1.


Nhóm Nhu yếu phẩm

Ngành Nông nghiệp, Thực phẩm – với đặc thù là ngành nhu yếu phẩm, an toàn và thường có thêm lợi nhuận từ cổ tức cao – cũng là nhóm ngành nên đầu tư trong giai đoạn lạm phát. Chi phí đầu vào của doanh nghiệp các ngành này (chủ yếu là nhân công) thường tăng chậm hơn giá đầu ra, vì thế biên lợi nhuận sẽ được cải thiện. 

Bên cạnh đó, xung đột Nga – Ukraine sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung và đẩy giá lương thực toàn cầu tăng cao khi Nga và Ukraine lần lượt là 2 quốc gia chiếm tỷ trọng lớn khoảng 29% sản lượng xuất khẩu lúa mỳ và 19% sản lượng ngô. Do lo ngại xung đột tiếp tục và giá cả ngày càng leo thang, 30 nước đã hạn chế xuất khẩu các mặt hàng lương thực để đảm bảo an ninh lương thực.

Ở thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể hưởng lợi khi giá gạo cũng sẽ tăng theo giá lương thực thế giới, cùng với đó nhu cầu xuất khẩu sẽ tăng lên để trở thành 1 sản phẩm thay thế cho lúa mỳ hay ngô. Nhà đầu tư nên lựa chọn các doanh nghiệp sở hữu chuỗi chu trình sản xuất khép kín, giúp kiểm soát tốt hơn nữa về mặt chi phí


Nhóm ngành Bảo hiểm

Theo thống kê của Agriseco, trong môi trường lạm phát tăng cao, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm thường khởi sắc hơn. Nguyên nhân là do lạm phát làm tăng rủi ro cho các hoạt động kinh tế khiến nhu cầu về bảo hiểm lại tăng lên. Ngoài ra tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi cao của các doanh nghiệp bảo hiểm giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi trong môi trường lạm phát. Đáng chú ý, với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như Bảo Việt, lãi suất kỹ thuật (lãi suất TPCP có kỳ hạn trên 10 năm) tăng khiến tỷ lệ trích lập dự phòng toán học trên các hợp đồng kí mới giảm, và qua đó phần nào giúp cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp.


 Nhóm ngành Phòng thủ

Trong giai đoạn lạm phát cùng với những bất ổn địa chính trị như hiện nay, các ngành thiết yếu như Điện, Nước, Dược phẩm, Công nghệ có nhu cầu ổn định, không bị suy giảm bởi sức mua do lạm phát tăng cao sẽ là điểm đến an toàn.

http://tintuc.vdong.vn/06/1395356.htm

Mộc An

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.98661527102602202-gnat-aig-tahp-mal-iagn-ol-hnac-iob-gnort-oan-hnagn-naohk-gnuhc-ut-uad-ior-neit-ed-gnud/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng để tiền rơi: Đầu tư chứng khoán ngành nào trong bối cảnh lo ngại lạm phát gia tăng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools