vĐồng tin tức tài chính 365

Sốc sốt xuất huyết, coi chừng!

2022-06-22 10:12
Sốc sốt xuất huyết, coi chừng! - Ảnh 1.

Trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - Ảnh: T.LŨY

Bác sĩ Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - khuyến cáo: sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong trường hợp trẻ bị sốc sốt xuất huyết sẽ khiến trẻ bị suy hô hấp, suy đa tạng... rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Đặc biệt, ở trẻ em sốt Dengue có thể tiến triển thành hội chứng sốc nguy hiểm.

Triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue là trẻ sốt cao liên tục từ 2 - 7 ngày kèm dấu hiệu xuất huyết như: chấm xuất huyết ở da (thường ở cánh tay, cẳng chân). Thời điểm hiện tại, khi trẻ sốt từ 2 - 3 ngày trở lên cần được nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết Dengue; nếu kèm theo những biểu hiện nặng: chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu phân đen, mệt, đừ người, tay chân lạnh... nên đến khám tại các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi trẻ hết sốt vào ngày thứ 4, thứ 6 thì càng phải theo dõi sát hơn vì đây là giai đoạn bệnh có thể trở nặng.

Tại cơ sở y tế, sốt xuất huyết nếu phát hiện sớm, bệnh nhân được chỉ định bù dịch đầy đủ thì sẽ hồi phục dễ dàng. Ngược lại, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể rơi vào tình trạng sốc, mạch nhanh, tụt huyết áp. Tình trạng sốc này nếu để diễn biến kéo dài sẽ tiến triển thành sốc không hồi phục và có thể gây suy đa phủ tạng, dễ dẫn đến tử vong. Từ lúc bệnh biến chứng đến khi tử vong chỉ từ 5 - 6 tiếng, nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi trẻ sốt cao trên 38,50C, cho uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4 - 6 giờ (không dùng aspirin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây nguy hiểm). Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ. Khuyến khích cho trẻ uống nhiều nước Oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh...) hoặc nước cháo loãng với muối.

Không ăn uống những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ, vì nếu nôn ói sẽ khó phân biệt với xuất huyết tiêu hóa.

Tái khám và làm xét nghiệm hằng ngày, cho nhập viện nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo. Cho trẻ nhập viện nếu: trẻ thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt; không ăn, uống được; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh; mệt bứt rứt; chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; không tiểu trên 6 giờ...

Sốt xuất huyết Dengue nặng

Một trong những biến chứng nguy hiểm là khi trẻ bị sốc, với biểu hiện gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm thân nhiệt và giảm huyết áp. Ở giai đoạn nguy hiểm này, khi xét nghiệm máu thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh (dưới 100.000/mm3), trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu, nguy kịch.

Thông thường sốt xuất huyết nặng là khi trẻ có một trong các biểu hiện: thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều; xuất huyết nặng, suy tạng.

Số ca sốt xuất huyết ở TP.HCM tiếp tục tăng, thêm 1 ca tử vongSố ca sốt xuất huyết ở TP.HCM tiếp tục tăng, thêm 1 ca tử vong

TTO - TP.HCM vừa có thêm 1 người tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 9 người.

Xem thêm: mth.7071108022602202-gnuhc-ioc-teyuh-taux-tos-cos/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Sốc sốt xuất huyết, coi chừng!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools