Trái đất có phải là hình tròn hay hình cầu như mọi người thường nghĩ? - Ảnh: LIVESCIENCE
Trái đất thực ra không phải là một hình cầu hoàn hảo
Trái với những gì hầu hết mọi người có thể nghĩ, Trái đất thực sự không phải là một hình cầu hoàn hảo. Hình dạng chính xác của Trái đất là hình cầu dẹt.
Theo Interesting Engineering, hình dạng này là hệ quả của việc Trái đất tự quay quanh trục của mình. Ngoài ra, khu vực xích đạo của Trái đất rộng hơn so với hai cực. Đường kính của Trái đất tại xích đạo lớn hơn đường kính từ cực nam đến cực bắc khoảng 43km.
Do đó, Trái đất trông giống hình cầu dẹt hơn là hình tròn, hình cầu hay hình cầu khối mà mọi người thường hay nghĩ.
Trái đất được tạo ra hầu hết chỉ từ 4 nguyên tố
Nguyên tố sắt (ký hiệu hóa học: Fe) là nguyên tố chiếm phần lớn trong vỏ Trái đất - Ảnh: SCITECHDAILY
Nếu ta có thể nghiền nhỏ, nấu chảy và lọc toàn bộ khối lượng Trái đất, hầu hết những nguyên tố hóa học ta nhận được sẽ chỉ bao gồm 4 nguyên tố.
Đó là các nguyên tố sắt (chiếm 32,1%), oxi (30,1%), silic (15,1%) và magiê (13,9%). Ngoài ra, 8,8% còn lại là các nguyên tố khác. Theo Interesting Engineering, phần lớn lượng sắt này nằm ở lõi Trái đất.
Trong khi đó, nguyên tố silic và oxi kết hợp với nhau tạo thành hợp chất silicat (SiO4). Nếu tính nó là một hợp chất đơn lẻ, thì đây sẽ là hợp chất phổ biến nhất ở Trái đất tính theo khối lượng.
Một ngày không phải là 24 giờ
Một ngày liệu có đúng là 24 giờ? - Ảnh: CULTURETRIP
Trái ngược với những gì hầu hết chúng ta vẫn hay thường nói, một ngày trên Trái đất không hoàn toàn là 24 giờ.
Trên thực tế, Trái đất quay hết quanh trục của nó sau 23 giờ 56 phút và 4 giây mỗi lần. Ngoài ra, đây còn được gọi là ngày sao Thiên Vương - thời gian để Trái đất hoàn thành một vòng quay quanh trục của nó đối với các ngôi sao "cố định".
Điều thú vị hơn là người ta tin rằng Trái đất đang quay chậm dần theo thời gian. Điều này có nghĩa là một ngày trong quá khứ sẽ dài hơn ngày hôm nay và dài hơn trong tương lai.
Một năm cũng không phải là 365 ngày
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một năm thực ra không phải là 365 ngày - Ảnh: AMAZON
Trên thực tế, Trái đất hoàn thành một quỹ đạo quay quanh Mặt trời sau chính xác là 365,2564 ngày.
Trái đất được phân loại là hành tinh trên cạn
Trong hệ Mặt trời của chúng ta, các hành tinh trên cạn khác bao gồm sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa - Ảnh: MAPS
Trái đất, còn được gọi là Terra trong tiếng Latin, được phân loại là hành tinh trên cạn (do từ gốc "terr"). Điều này có nghĩa là các hành tinh thuộc lớp này được cấu tạo chủ yếu từ đá hoặc kim loại silicat.
Trong hệ Mặt trời của chúng ta, các hành tinh trên cạn khác bao gồm sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa.
Một số loại đá trên Trái đất có thể tự di chuyển
Đá tự di chuyển trên mặt hồ Racetrack Playa - Ảnh: PLANETGEOGRAPHY
Bạn đã bao giờ nghe nói về "đá đi bộ" hoặc "đá thuyền buồm" ở Thung lũng Chết?
Ở một hồ nước khô có tên Racetrack Playa nằm tại bang California (Hoa Kỳ), ta thực sự có thể tìm được bằng chứng cho thấy một số tảng đá lộ thiên dường như có thể tự di chuyển.
Sự di chuyển này được cho là do một chuỗi các sự kiện hiếm gặp bắt đầu khi mưa rơi, và tạo thành những lớp phù du trên mặt hồ. Sau đó, chúng đóng băng qua đêm để tạo thành những tảng băng màu vàng lớn và mỏng.
Dưới ánh nắng mặt trời, các tảng băng đó tan chảy và vỡ ra. Nhờ những cơn gió thổi qua vùng hồ, những tảng đá bắt đầu di chuyển tạo thành những con đường mòn trên vùng hồ Racetrack Playa.
Chúng ta đang ngồi trên một lò phản ứng khổng lồ?
Hình ảnh mô phỏng quá trình kiến tạo mảng của vỏ Trái đất - Ảnh: THEWHATIFSHOW
Vùng lõi Trái đất được một số người coi là một lò phản ứng địa lý khổng lồ. Điều này được lý giải bởi quá trình kiến tạo mảng Trái đất và tạo ra rất nhiều nhiệt trên bề mặt Trái đất.
TTO - Một vết đen khổng lồ trên Mặt trời đã tăng gấp đôi kích thước chỉ trong 24 giờ và hiện đang hướng về Trái đất. Điều này có nghĩa là Mặt trời có thể bắn một đợt bức xạ dữ dội về phía hành tinh chúng ta.
Xem thêm: mth.77283408122602202-uac-hnih-us-cuht-tad-iart-oig-42-ud-oc-yagn-iv-uht-taht-us/nv.ertiout