vĐồng tin tức tài chính 365

Thợ khóa vướng tù oan vì quá tài năng

2022-06-24 03:12

Patrick Lyon sinh năm 1769 trong gia đình nghèo người Scotland di cư đến London, Anh. Tại đây, Patrick bắt đầu làm việc trong nhiều nhà máy khác nhau khi mới 10 tuổi và tiếp tục cùng cả nhà xuống thuyền đến Philadelphia, tìm kiếm vận may và theo đuổi Giấc mơ Mỹ năm 1793. Philadelphia, khi này là thủ đô, nơi đặt trụ sở của chính phủ.

Patrick bắt đầu nghề rèn một cách nhọc nhằn khi chủ nhân đầu tiên đã lừa sạch tiền lương và đuổi anh ra khỏi xưởng. Nhưng Patrick dần nâng cao tay nghề và trở thành bậc thầy đánh khóa, thợ rèn có tiếng trong thành phố, cuộc sống dần bớt cơ cực. Nhưng chính tài năng này đã vô tình đẩy Patrick vào sóng gió tiếp theo của cuộc đời.

Năm 1798, đại dịch sốt vàng da hoành hành khiến 1/3 dân số thủ đô Philadelphia tử vong, bao gồm cả vợ và con của Patrick. Cuối tháng 8/1798, Tổng thống thứ hai của Mỹ, John Adams, cùng nhiều thành viên Quốc hội và người dân rời bỏ thành phố.

Chính Patrick cũng đã có ý định bỏ thủ đô ngày những ngày đầu tháng 8 năm đó, nhưng vào phút cuối, anh được kêu gọi để đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Một công việc liên quan đến cánh cửa an toàn của kho tiền Ngân hàng Pennsylvania.

Ngân hàng khi này đang xây dựng trụ sở mới. Nhà thầu được thuê để làm công trình này là đội thợ của Samuel Robinson. Ngày 11/8/1798, Robinson mang cánh cửa sắt sẽ được lắp cho kho tiền đến xưởng của Patrick, thuê anh chế tạo ổ khóa. Hai ngày sau, Patrick hoàn thành công việc và lắp đặt cùng ngày.

Đêm 31, rạng sáng 1/9/1798, trong khi phần lớn thành phố vắng vẻ vì đã di tản, số tiền mặt dự trữ 162.821 USD (khoảng 2,8 triệu USD ngày nay) cùng toàn bộ vàng của Ngân hàng Pennsylvania đã bị đánh cắp từ trụ sở tạm thời. Đây được biết đến là vụ cướp ngân hàng đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Carpenter Hall, tòa nhà được dùng làm trụ sở tạm thời của ngân hàng Pennsylvania, hiện trường vụ cướp. Ảnh: Carpenter Hall

Carpenter Hall, tòa nhà được dùng làm trụ sở tạm thời của ngân hàng Pennsylvania, hiện trường vụ cướp. Ảnh: Carpenter Hall

Tại hiện trường, cảnh sát không phát hiện dấu hiệu đột nhập. Ổ khóa trên cánh cửa sắt do Patrick chế tạo, không bị hư hại gì. Mọi nghi ngờ dồn lên đầu người thợ rèn. Patrick khi này cũng nằm trong dòng người đi tránh dịch sốt vàng da, đang dừng chân ở Delaware, cách quê nhà 240 km.

Ngay khi biết mình là nghi phạm số một trong vụ cướp ngân hàng, Patrick đi bộ trở lại Philadelphia để minh oan. Anh tìm gặp các nhân viên ngân hàng và thị trưởng nhưng họ gạt đi vì nghi anh đã bí mật làm thêm một bộ chìa khóa cho vụ cướp.

Patrick bị bắt mà không có bằng chứng vật chất nào và bị tống vào tù. "Ổ khóa của anh ta quá tốt, đến nỗi không ai ngoài chính anh ta có thể mở được nó", nhà chức trách buộc tội.

Patrick bị nhốt trong phòng giam chật chội, mất vệ sinh, lây bệnh sốt vàng da nhưng may mắn sống sót. May mắn cũng đứng về phía Patrick theo cách mà anh không thể lường trước được khi những thủ phạm thực sự đứng sau vụ trộm ngân hàng có một kế hoạch hành động hoàn hảo. Song kế hoạch tiêu tiền thì ngược lại.

Vụ cướp hóa ra được thực hiện bởi hai kẻ "tay trong", Isaac Davis, thành viên của nhà thầu xây dựng đã đi cùng Patrick trong quá trình lắp đặt cánh cửa và Thomas Cunningham, người gác đêm tại ngân hàng.

Vai trò của Thomas trong câu chuyện là rất quan trọng nhưng tương đối ngắn vì chỉ vài ngày sau khi cuỗm được số tiền kếch xù, anh ta chết vì dịch bệnh sốt vàng da. Là thủ phạm sống sót còn lại, Isaac Davis đem tiền trộm được gửi lại chính ngân hàng đã ăn cắp.

Nhà chức trách nghi ngờ số tài sản này nên khi thẩm vấn, Davis đã nhận tội ngay lập tức và cam kết sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền. Anh ta bớt lại 2.000 USD cho mình, trả số còn lại cho thành phố, sau đó biến mất khỏi Philadelphia và không phải ngồi tù dù chỉ một ngày.

Ngay cả sau lời thú tội vào tháng 10/1798 của Davis, cảnh sát cấp cao của Philadelphia bắt đầu cảm thấy được nỗi xấu hổ vì vụ bắt oan người vô tội. Họ không muốn thừa nhận sai lầm khủng khiếp, thay vào đó cố gắng khép Patrick vào đồng phạm và tuyên bố giảm tiền bảo lãnh cho anh, từ 150.000 USD xuống 2.000, gấp nhiều lần số tiền người thợ rèn tích cóp được suốt 5 năm trên đất Mỹ.

Patrick đối mặt với nguy cơ hầu tòa vào tháng 1/1799, song bồi thẩm đoàn đã từ chối truy tố Patrick. Anh chính thức được thả tự do sau ba tháng trong trại giam.

Năm 1805, sau một thời gian khó khăn, Patrick đã tích cóp tiền thuê luật sư và quyết định đệ đơn kiện chủ tịch ngân hàng, thủ quỹ trưởng, thành viên hội đồng quản trị ngân hàng Pennsylvania và cảnh sát cấp cao của thành phố vì truy tố ác ý và bỏ tù sai.

Vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 7/1805. Luật sư bào chữa cho ngân hàng chop rằng Patrick đã cố tình chạy trốn vào thời điểm xảy ra vụ án. Tài làm khóa của Patrick cũng thuộc "loại hiếm" nên việc bắt giữ anh ta là đúng thủ tục tố tụng và logic điều tra.

Bồi thẩm đoàn đã cân nhắc bốn giờ và đưa ra phán quyết, các chủ ngân hàng và cảnh sát đã âm mưu hành động ác ý với Patrick, do đó, phải bồi thường cho anh 12.000 USD (khoảng 400.000 USD ngày nay). Các bị đơn kháng cáo nhưng cuối cùng đã dàn xếp để trả ngay cho Patrick 9.000 USD, tháng 3/1807.

Patrick Lyon trở thành biểu tượng của một cá nhân đã đánh bại hệ thống, "người hùng" của giai cấp lao động và cộng đồng người nhập cư nước Mỹ. Nhận được tiền, Patrick dùng phần lớn vào việc giúp đỡ lao động nghèo, điều duy nhất Patrick tự thưởng cho mình, là thuê họa sĩ John Neagle vẽ mình, năm 1826.

Bức tranh Pat Lyon at the Forge, được họa sĩ John Neagle vẽ năm 1826. Ảnh: The Vintage News

Bức tranh Pat Lyon at the Forge, được họa sĩ John Neagle vẽ năm 1826. Ảnh: The Vintage News

Khi đó, chỉ những người có tiền mới thuê họa sĩ vẽ chân dung cho mình, và họ sẽ diện những bộ quần áo đẹp đẽ quyến rũ nhất theo phong cách tư sản, hoàng gia. Patrick Lyon thì không. Anh mặc một chiếc tạp dề bằng vải, tay cầm búa, đúng như bản chất công việc của mình.

Bức tranh Pat Lyon at the Forge- Patrick Lyon tại lò rèn, đang được treo tại Học viện Mỹ thuật Pennsylvania.

Trong thời gian đeo đuổi vụ kiện, Patrick vẫn dồn tâm sức cho nghề nghiệp, tiêu biểu là việc sáng chế ra các máy bơm tay hai tầng, được sử dụng rộng rãi toàn quốc và được giới cứu hỏa ca ngợi là "máy bơm mạnh nhất nước Mỹ". Patrick do đó được Sở cứu hỏa thành phố tôn vinh là Thành viên danh dự trọn đời.

Hải Thư (Theo The Vintage News, Science Info)

Xem thêm: lmth.9558744-gnan-iat-auq-iv-nao-ut-gnouv-aohk-oht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thợ khóa vướng tù oan vì quá tài năng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools