vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng đổi tên chùa Nghệ sĩ

2022-06-24 08:05

Sau 60 năm tồn tại, chùa Nghệ sĩ đã bất ngờ bị đổi tên vào ngày 18-6, khiến không ít người lo lắng và cho rằng động thái này có thể khiến tên di tích bị xóa bỏ, dần biến mất trong tâm tưởng của nhiều thế hệ.

Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM nhận khuyết điểm

Trước làn sóng phản ứng dữ dội của công chúng và báo chí, đến chiều 20-6, Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM đã quyết định gỡ bảng hiệu.

Sáng 23-6, trong cuộc họp tổng kết sáu tháng đầu năm 2022, Ban chấp hành (BCH) Hội Sân khấu TP.HCM cũng đã đề cập đến vụ việc đổi tên chùa Nghệ sĩ.

Theo tinh thần cuộc họp do Phòng Nội vụ (UBND quận Gò Vấp) chủ trì ngày 13-3 đã xác định nguồn gốc và lịch sử khu đất sử dụng để làm nghĩa trang và chùa Nghệ sĩ (Nhựt Quang tự), trong đó chùa Nghệ sĩ không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp.

Đừng đổi tên chùa Nghệ sĩ  ảnh 1

Chùa Nghệ sĩ là một địa chỉ tôn kính đối với nhiều thế hệ văn nghệ sĩ và người dân TP.HCM hơn 60 năm qua. Ảnh: V.HÀ

Vì lý do đó, chiều 18-6, ban quản lý nghĩa trang Nghệ sĩ đã quyết định gắn bảng tên mới “Hội Sân khấu TP.HCM - Nghĩa trang Nghệ sĩ” để thay cho bảng hiệu trước đó là chùa Nghệ sĩ mà không thông qua BCH Hội Sân khấu TP.HCM.

Theo đó, BCH Hội Sân khấu TP.HCM cho rằng sự việc này đã gây nên làn sóng phản đối của đông đảo công chúng yêu mến và hiểu về ý nghĩa của chùa Nghệ sĩ.

Đối với những nhận định được đưa ra, Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM cũng đã nhận khuyết điểm do vội vàng với mong muốn chấn chỉnh lại hoạt động của nghĩa trang và chùa Nghệ sĩ đã để xảy ra sự việc trên.

Đối với Hội Sân khấu, dù trước đó đã có cuộc họp khẩn cấp và trực tiếp đến khảo sát tại chùa Nghệ sĩ vào ngày 20-6, sau khi tiếp nhận phản ứng của báo chí, đã đề nghị tháo ngay bảng tên chưa phù hợp nói trên.

Nhiều khán giả còn cho rằng nếu Hội Sân khấu thấy không quản lý được chùa Nghệ sĩ, đề nghị TP mạnh dạn chuyển chùa Nghệ sĩ cho đơn vị khác quản lý nhưng ban quản sự chùa vẫn phải là các nghệ sĩ tên tuổi, tâm huyết.

Không chỉ vậy, Hội Sân khấu đã đưa ra vấn đề chỉnh trang nghĩa trang và chùa Nghệ sĩ tại cuộc họp BCH Hội Sân khấu vào sáng 23-6 nhằm thống nhất phục hồi nguyên trạng ban đầu.

Dù vậy, hội cũng đã vấp phải không ít chỉ trích từ cộng đồng nghệ sĩ cũng như những người dân, người yêu mến ngôi chùa Nghệ sĩ.

Không ít khán giả, công chúng biết đến chùa Nghệ sĩ cho rằng Hội Sân khấu đã thiếu trách nhiệm trong sự việc vừa qua.

Chùa Nghệ sĩ có giá trị lớn về mặt tinh thần

Ngày 21-6, Sở VH&TT TP.HCM đã có văn bản do bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc sở, ký để báo cáo vụ việc lên UBND TP.HCM và đề xuất các hướng giải quyết.

Theo sở này, chùa Nghệ sĩ là một địa chỉ tôn kính đối với nhiều thế hệ văn nghệ sĩ và người dân TP hơn 60 năm qua.

Đây còn là nơi an nghỉ của hơn 500 nghệ sĩ nổi tiếng trong giới cải lương: NSND Phùng Há, NSƯT Thanh Nga, NSND Thành Tôn, NSND Út Trà Ôn, NSƯT Hoàng Giang, NSƯT Trường Xuân, soạn giả Hà Triều, soạn giả Hoa Phượng, soạn giả Vĩnh Điền, đạo diễn Chi Lăng... cùng các nghệ sĩ tên tuổi trên các lĩnh vực nghệ thuật khác. Người dân thường đến đây để thắp hương, bày tỏ lòng tưởng nhớ và thăm viếng mộ phần của các nghệ sĩ.

Với những giá trị to lớn đó của chùa Nghệ sĩ, Sở VH&TT đề xuất UBND TP.HCM như sau:

Một là rà soát cơ sở pháp lý nhà đất và giao cho các sở, ngành liên quan rà soát. Đề xuất tham mưu phương hướng để tổ chức hoạt động trở lại ở cơ sở nhà đất đó thời gian tới như thế nào.

Hai là đề xuất nghiên cứu để trùng tu, sửa chữa những hạng mục, công trình xuống cấp, hư hỏng để thể hiện sự trân trọng công lao của nhiều thế hệ nghệ sĩ đi trước.

Ba là đề xuất các cơ quan chức năng liên quan, trong đó có Hội Sân khấu TP.HCM, phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp xin hướng dẫn về việc thờ cúng văn nghệ sĩ đang an nghỉ ở đây.

Lược sử về chùa Nghệ sĩ

Năm 1948, một số nghệ sĩ yêu nước, yêu nghề (Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Trần Hữu Trang, Duy Lân)... thành lập Hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế (trụ sở tại 133 Cô Bắc, Sài Gòn).

Năm 1957, bà Trương Phụng Hảo (Phùng Há), hội trưởng, vận động kinh phí để mua đất xây chùa và nghĩa trang cho giới nghệ sĩ (bằng khoán đất số 326, lập ngày 29-10-1958, có diện tích 6.080 m2).

Năm 1969, chùa Nghệ sĩ (Nhựt Quang tự) được xây dựng từ kinh phí vận động của mạnh thường quân đóng góp (ngôi chùa được xây dựng với kích thước nhỏ như một cái am) để thờ phượng hài cốt các nghệ sĩ. Người có công đầu tiên là ông Lê Công Minh (tì kheo Thích Quảng An), trước đây là quản lý các đoàn hát.

Năm 1972-1978, Hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế đã thành lập ban quản trị chùa và nghĩa trang tạm thời gồm 11 người. Sau khi thành lập, ban quản trị tổ chức hát, vận động gây quỹ xây dựng và phát triển chùa. Ngoài việc thờ phượng, họ còn giúp một số cán bộ cách mạng sống ẩn náu tại chùa để hoạt động cách mạng.

Năm 1979-1994, với việc gầy dựng phong trào sân khấu cách mạng, chùa được các nghệ sĩ Phùng Há, Như Mai và Kim Hoàng quản lý.

Tháng 9-1994, Ban Ái hữu nghệ sĩ Hội Sân khấu TP.HCM thành lập HĐQT nghĩa trang và chùa Nghệ sĩ (chia ra hai bộ phận hành chính và Phật sự) do HĐQT điều hành toàn bộ.

Xem thêm: lmth.029586tsop-is-ehgn-auhc-net-iod-gnud/nv.olp

“Đừng đổi tên chùa Nghệ sĩ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools