vĐồng tin tức tài chính 365

Sẽ không còn chuyện... "trâu đội lốt bò"

2022-06-24 17:51

Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng bộ phận thường trực Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) tại hội thảo "Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM tổ chức ngày 24-6.

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, hiện có nhiều tiến bộ tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao được ứng dụng trong chăn nuôi và thủy sản.

Điển hình như kỹ thuật tạo ra con lai giữa trâu đực Murrah (giống có nguồn gốc từ Ấn Độ, trọng lượng con lớn đến 1 tấn) và trâu cái địa phương phát triển thành đàn trâu dễ nuôi, ít bệnh tật. Nếu như trâu thịt địa phương trọng lượng chỉ 300 – 400kg thì trâu lai có trọng lượng lớn hơn 20-25%, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, nơi có nguồn thức ăn cho trâu dồi dào, giá rẻ. Nhờ kỹ thuật này, bà con có thể tạo ra đàn trâu nhanh hơn, trọng lượng lớn hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sẽ không còn chuyện...  trâu đội lốt bò - Ảnh 1.

Có rất nhiều trâu thịt được nuôi nhưng thị trường chỉ bán "thịt bò" - Ảnh minh họa

"Hiện nay, có một số thịt bò trên thị trường là từ con trâu nhưng sẽ đến lúc thịt trâu được trả lại đúng tên vì thịt trâu là đặc sản. Bởi lẽ, ngành nuôi trâu thịt đang có điều kiện thuận lợi để phát triển, rất có thể tương lai thịt trâu giá còn cao hơn thịt bò vì chất lượng không hề kém" – TS Nguyễn Văn Bắc nhấn mạnh.

Ngoài ra, TS Nguyễn Văn Bắc cũng giới thiệu con giống mới là "vịt lai ngan" cũng có tiềm năng phát triển.

"Nếu để vịt lai ngan tự nhiên thì tỉ lệ thành công chỉ 10% nhưng công nghệ thụ tinh nhân tạo đã nâng tỉ lệ lên 80%-90%. Con vịt lai này có đặc điểm có trọng lượng lớn hơn cả bố, mẹ đến gấp rưỡi, thịt đỏ giống thịt ngan và có thêm lá gan lớn từ 600 – 800 gram. Hiện nay, một số nhà hàng, khách sạn lớn tại TP HCM đã sử dụng lá gan tươi này để chế biến thành những món ăn cao cấp. Nước Pháp, nơi nổi tiếng sản xuất pate ngon nhất thế giới cũng nhờ nguồn nguyên liệu là gan của vịt lai ngan" – TS Nguyễn Văn Bắc nói thêm.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá là không có lợi thế về chăn nuôi nên sản phẩm có giá thành cao, nhiều mặt hàng phải nhập khẩu để đủ cho tiêu dùng. Trong đó, thịt trâu bò Việt Nam phải nhập khẩu đến 70%. Việc phát triển chăn nuôi trâu bò trong nước giúp giảm bớt lượng nhập khẩu, tận dụng được phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và tạo sinh kế cho bà con nông dân.

Xem thêm: mth.6174916142602202-ob-tol-iod-uart-neyuhc-noc-gnohk-es/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẽ không còn chuyện... "trâu đội lốt bò"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools