Khi người tiêu dùng đang ngày càng tính toán thận trọng hơn với từng đồng chi tiêu của mình, những nhu cầu như đi cà phê hay lê la quán xá có thể sẽ bị cắt giảm đầu tiên bởi được xem là những nhu cầu không thiết yếu. Vì vậy với các chuỗi F&B, việc tăng giá lại càng thận trọng bởi không ai muốn rơi vào cảnh "tăng giá nhưng mất khách".
Mất khách là lo lắng có thật của nhiều chuỗi cà phê khi lượng khách chỉ hồi phục nhẹ. Nhưng nếu tăng giá lên 1.000 - 2.000 đồng/ly lại ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của khách hàng. Do đó, giải pháp mà nhiều chuỗi bán lẻ triển khai là tiết kiệm chi phí và chấp nhận biên lợi nhuận thấp để giữ khách.
Một doanh nghiệp bán đồ ăn cho biết, doanh thu vẫn tăng trưởng đều khoảng 15%. Lý do xôi vẫn là món ăn sáng quen thuộc và hợp lý với nhiều người. Vì vậy, duy trì doanh thu và khách hàng ổn định vẫn là ưu tiên dù chi phí nguyên vật liệu tăng đến 50%, tiền thuê nhân viên cũng tăng 10%. Doanh nghiệp cho biết sẽ cố gắng duy trì mức giá ổn định trong vòng 1 năm tới.
Theo nghiên cứu, khoảng 60% khách hàng cảm thấy nhạy cảm khi tăng giá. Trong bối cảnh cần hồi phục sức mua và tiêu dùng sau dịch, các chuỗi đều đang rất thận trọng và cân nhắc để khách hàng có thể móc hầu bao chi tiêu vào sản phẩm của mình.
VTV.vn - Khác với thời điểm trước, các doanh nghiệp F&B đã nhanh chóng thích nghi, xoay chuyển mô hình kinh doanh, bình dân hóa dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến để hút khách.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.44240047152602202-aig-hnihc-ueid-iov-gnort-naht-bf-iouhc-cac/et-hnik/nv.vtv