vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyện tử tế ở cầu Ông Bình

2022-06-27 13:18
Chuyện tử tế ở cầu Ông Bình - Ảnh 1.

Người lính già Trần Quốc Văn chỉnh tề quân phục khi ra cầu Ông Bình. Với ông Văn, ông Bình là một lãnh đạo tử tế với dân và dân sẽ tử tế mãi mãi với ông Bình - Ảnh: TRẦN MAI

"... Cầu Ông Bình sẽ nhắc nhớ mãi về ông Bình chủ tịch".

Ông Trần Quốc Văn (88 tuổi, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) nói về việc dùng tên liệt sĩ Nguyễn Văn Bình, chủ tịch UBND huyện Phong Điền, đã hy sinh trên đường cắt núi đến thủy điện Rào Trăng vào năm 2020, để đặt tên cho cây cầu trước nhà mình.

Cầu Ông Bình và ký ức người cựu binh

Cầu Ông Bình nằm ngay trước nhà cựu binh già Trần Quốc Văn, ông nhớ rất rõ khởi thủy dựng lên cây cầu nối đôi bờ sông Ô Lâu này. Ông Văn bảo rằng mùa này nhìn dòng Ô Lâu hiền hòa vậy nhưng đến mùa lũ lại rất dữ dội. Mùa lũ người dân chịu cảnh cô lập. 

Bao đời người dân Phong Thu khao khát một cây cầu. Bởi bên kia sông là thị trấn Phong Điền, đất cao hơn. Có cầu, vào mùa lũ người dân thuận tiện di chuyển, tiếp tế lương thực, tránh bị cô lập. "Tâm nguyện này của dân luôn được nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp, những lần tiếp xúc cử tri ở địa phương", ông Văn nói.

Cuộc họp lần cuối cùng, người dân bên bờ Ô Lâu nói lên tâm nguyện do ông Bình chủ trì. Ngày đó, ông Bình đang giữ chức phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền. 

Nghe bà con nói, ông Bình bảo đây không chỉ là tâm nguyện của người dân mà cũng là trách nhiệm của chính quyền và huyện sẽ xem xét ngay vấn đề này. "Tôi vẫn nhớ ông Bình không hứa, nhưng chỉ vài tháng sau đã thấy cán bộ đến đo vẽ rồi khởi công làm cây cầu này", ông Văn kể.

Ngày khởi công, ông Văn mừng không sao tả được. Lúc đó, ông Bình cũng có mặt và tiến tới nắm lấy tay ông Văn nói: "Tụi con làm cầu như ý nguyện, bà con còn góp ý gì không bác". Ông Văn nói lại: "Vầy là mừng lắm rồi, mà làm cầu xong phải họp dân, xem đặt tên cầu cho ý nghĩa". Ông Bình lễ phép "dạ" và hứa sẽ đặt tên theo nguyện vọng của bà con.

Vốn ông Văn và ông Bình không lạ nhau, nhiều lần ông Bình đại diện địa phương dẫn đoàn đưa những cựu binh đi tham quan. 

Những chuyến đi ấy cũng khiến ông Văn có cái nhìn thiện cảm nhất về ông Bình - một người gần gũi đến lạ và dù là trưởng đoàn nhưng lại lo lắng cho các cụ lão thành như thể nhân viên, tùy tùng. "Hồi đó, tôi gọi bằng hắn hoặc thằng Bình vì nhỏ tuổi hơn. Còn giờ tôi gọi là ông Bình, tôi nghĩ Bình xứng đáng được gọi ông", ông Văn nói.

Với một cựu binh trải qua khói lửa chiến tranh, những năm tháng thanh xuân giao tranh nơi vĩ tuyến 17, ông Văn khẳng định chỉ có hết lòng vì dân thì ông Bình mới sẵn sàng đi đến những nơi nguy hiểm. Quá khứ của chính ông Văn cuộn trong hồi ức về ông Bình. Ông Văn kể tiếp trận lũ lịch sử năm 2020, các xã dọc sông Ô Lâu bị cô lập cả tháng trời. 

Ông Bình sáng hôm đó vào vùng rốn lũ Phong Bình, Phong Hòa. Trưa tức tốc lên Phong Thu thăm bà con và dặn dò đội ngũ thi công tuyệt đối đảm bảo an toàn. "Ông Bình mặc bộ áo mưa lính, đi thuyền vào làng thăm hỏi, phát lương thực cho bà con. Xong dặn dò mấy người làm cầu này. Trưa hôm đó Bình đi Rào Trăng, hôm sau nghe tin hy sinh. Chao ôi đau xót", ông Văn nhớ lại.

Chuyện tử tế ở cầu Ông Bình - Ảnh 2.

Cầu Ông Bình là mong ước của người dân, tâm huyết của ông Bình, từ đây đôi bờ sông Ô Lâu sẽ không còn vời vợi xa - Ảnh: NHẬT LINH

"Đại tội đó"

Tháng 5-2022, buổi lễ bàn giao công trình cầu Huỳnh Liên - Vân Trạch Hòa diễn ra. Bà con nhân dân nơi đây có nguyện vọng đặt tên là cầu Ông Bình và đơn vị thi công đã thuận lòng dân, làm thêm một tấm biển "Cầu Ông Bình" ngay phía dưới. Vậy là cây cầu có 2 tên, tên trong dự án và tên của "vị chủ tịch trong lòng dân". 

Ông Văn bảo rằng bà con chỉ muốn đặt tên "Cầu Ông Bình". Đó là cái tên hợp lòng dân nhất và nên bỏ tên "Huỳnh Liên - Vân Trạch Hòa". "Hồi khởi công, tôi nói với ông Bình nên đặt cái tên ý nghĩa với vùng đất, nay bà con sẽ đặt tên ông cho tên cầu. Bởi dân luôn quý mến ông Bình và muốn ông sống mãi với nơi này", ông Văn nói thêm.

Ông Văn chỉnh tề mặc chiếc áo lính, trên ngực đeo những huy chương bước đi trên cây cầu mơ ước. Câu chuyện về ông Bình cứ dài ra. Ông Trần Quốc Phong (62 tuổi, xã Phong Thu) tiếp nối câu chuyện về chủ tịch Bình rằng: "Đại tội đó, phong thái rất gần dân. Chủ tịch trẻ, năng động, dân rất mến. Hồi nghe ông Bình mất, dân nơi đây ai cũng thương và đau lòng". 

Người Huế chỉ dùng từ "đại tội" cho những người cực kỳ quý mến. Và chắc chắn ông Bình đã giành được sự tin yêu lớn của người dân mới nhận về những lời tha thiết ấy.

Cái nắng trưa hè phả từng cơn hừng hực. Ông Phong tháo chiếc mũ quạt cho đỡ oi bức. Là một người nông dân, hiếm khi ông ra khỏi lũy tre làng. Ông Phong bảo rằng chỉ gặp ông Bình trong những lần thiên tai lớn. Người dân trong vùng lại kể thêm về những câu chuyện "tế nhị" khác nhưng giúp chúng tôi hiểu vì sao người dân lại quý mến đến vậy. 

Đó là chuyện xin việc, có người nhờ "mối quan hệ" dẫn vào tận nhà ông Bình để "chạy chọt". Và ông Bình xua tay từ chối. "Ông vẫn niềm nở tiếp đón, lắng nghe và hướng dẫn nộp hồ sơ thi. Nhưng tuyệt đối không nhận tiền từ dân. Đến khi con tôi đậu công chức, có mang quà vào cảm ơn, nhưng ông Bình không nhận. Ổng đại tội", bà Trần Thị Phương (xã Phong Thu) kể.

Trời càng về chiều, chúng tôi càng nghe nhiều hơn những câu chuyện về ông Bình từ nhân dân. Có lẽ ở cao xanh, ông Bình sẽ mãn nguyện với những gì để lại. Người dân bảo rằng tên cầu, tên đường thường được dùng tên của vĩ nhân hoặc anh hùng của vùng đất. 

Và ông Bình cũng là một vĩ nhân, anh hùng trong lòng người dân. Họ tha thiết đặt duy nhất cái tên "Cầu Ông Bình" cho cây cầu mong ước bao đời này...

Hội đồng nhân dân huyện sẽ xem xét đặt tên "Cầu Ông Bình"

Cầu Ông Bình có tổng vốn đầu tư gần 6 tỉ đồng, do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Cầu dài hơn 125m, rộng 3,5m, nối xã Phong Thu với thị trấn Phong Điền. Cầu do Tổng công ty Công trình đường sắt thi công. Cầu được khởi công vào ngày 25-6-2020, đến ngày 5-5-2022 đưa vào khai thác.

Ông Nguyễn Đình Bách, chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cho biết cái tên "Cầu Ông Bình" được đơn vị thi công đặt theo nguyện vọng của người dân địa phương để ghi ơn công lao của liệt sĩ Nguyễn Văn Bình vì đã giúp đưa dự án xây cầu này về địa phương lúc ông Bình còn đương chức chủ tịch huyện.

"Để đặt tên cầu phải thông qua hội đồng nhân dân cấp huyện một năm họp hai lần. Đối với đề xuất giữ lại tên "Cầu Ông Bình" theo nguyện vọng của người dân địa phương, hội đồng sẽ xem xét, nghiên cứu giữ tên này. Bởi đây là tâm tư, nguyện vọng của người dân với vị chủ tịch trong lòng dân - liệt sĩ Nguyễn Văn Bình", ông Bách nói.

Rất tự hào những việc anh làm

Ngày 12-10-2020, ông Nguyễn Văn Bình cùng đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế vào cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3. Đêm 12 rạng ngày 13-10-2020, khi đoàn đang nghỉ tại trạm quản lý và bảo vệ rừng thuộc tiểu khu 67 thì bị núi sạt lở, ông Bình hy sinh khi mới 42 tuổi.

Sự ra đi của ông Bình để lại nỗi đau lớn cho gia đình. Thời gian cũng làm dịu đi những đớn đau, bà Ni (vợ ông Bình) bảo rằng rất tự hào về những gì chồng làm được cho dân. Bà đã nghe tin người dân lấy tên chồng làm tên cầu và cảm thấy hạnh phúc.

"Tôi chưa lên tận nơi nhưng đã nghe bạn bè nói về điều ấy, sắp tới sẽ thu xếp thời gian và công việc để dẫn hai con đến xem cây cầu mà khi còn sống anh rất tâm huyết. Gia đình cảm ơn người dân đã dành tình cảm lớn cho anh. Đó là niềm tự hào của gia đình, và các con tôi sẽ học nhiều điều từ cha qua chuyện này", bà Ni nói.

Một quyết định tử tế cho trẻ thơMột quyết định tử tế cho trẻ thơ

TTO - Cả hội trường buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26-3, do Tỉnh đoàn Khánh Hòa tổ chức, đã vỗ tay tán đồng khi nghe Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân thông tin tỉnh dành toàn bộ khu đất hơn 2,7ha để xây dựng Cung Thiếu nhi tỉnh và công viên.

Xem thêm: mth.88490948072602202-hnib-gno-uac-o-et-ut-neyuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyện tử tế ở cầu Ông Bình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools