Dù giáo viên có cố gắng tuân theo quy chế đến đâu cũng không tránh khỏi tư lợi cho mình, vì học trò của mình và cả vì uy tín dạy thêm của mình nữa. Đó là mong được trúng bài, đúng tủ, mong đề thi đúng dạng đề đã ôn cho trò.
Những cái mong đó sẽ không làm cho người ra đề vô tư khi chọn đề, chọn bài, dạng câu hỏi trong đề thi. Và như vậy quá trình luyện thi ở nhà và quá trình ra đề trong trại tập trung giáo viên đã có những toan tính, lấy lòng đồng nghiệp để có tiếng nói quyết định trong nhóm để giành lợi nhiều nhất.
Rồi sau đó có những giáo viên lấy danh nghĩa đã từng tham gia hội đồng ra đề đánh bóng tên tuổi cho mình tăng số lượng học sinh luyện thi. Trên quảng cáo mở lớp còn ghi rõ là giáo viên đã tham gia hội đồng thi quốc gia.
Phụ huynh tìm thầy luyện thi cho con em sẽ nghe không ít "bật mí": "Học giáo viên này bảo đảm năm nào cũng trúng đề nhé"; "Giáo viên này dạy trúng đề hay lắm, năm nào cũng rất OK, có những lúc đúng không sai một từ luôn". Có giáo viên trước khi đi ra Hà Nội tập trung dặn học sinh hai buổi cuối không được vắng để giáo viên chốt bài khoanh vùng học cho trúng.
Những việc như thế xảy ra làm mất lòng tin, làm giảm chất lượng giáo dục, làm người thực học và kẻ không học bị đồng nhất hoặc bị đánh tráo kết quả thi cử. Mua bán đề thi lũng đoạn thi cử. Học sinh đi học không phải vì giáo viên giỏi, càng không phải vì kiến thức mà vì trúng đề thi. Người học và người dạy hai bên cùng có lợi.
Điều đó đã tồn tại khá lâu và đã có người lên tiếng nhưng không thấy các cơ quan chức năng và Bộ GD-ĐT có biện pháp để khắc phục. Mọi việc cứ nghiễm nhiên tồn tại.
Bảo mật đề thi có nhiều yếu tố nhưng yếu tố liên quan đến người ra đề cần có quy định rõ ràng và thực hiện nghiêm ngặt. Người ra đề không được luyện thi cấp mà mình tham gia ra đề - thi tuyển sinh 10, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT.
Giáo viên ra đề thi không được lấy việc tham gia hội đồng ra đề thi để quảng cáo chiêu sinh vì đó là vi phạm nguyên tắc và quy chế. Có như vậy mới ngăn chặn lòng tham sự tư lợi. Người ra đề thi càng không nhất thiết là tổ trưởng chuyên môn nhưng phải là giáo viên có uy tín về chuyên môn và đạo đức. Khâu tuyển chọn này rất quan trọng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, để kỳ thi có chất lượng mong rằng không chỉ khâu ra đề thi được bảo mật mà khâu coi thi, chấm thi cũng phải được thực hiện nghiêm túc. Bởi sự thành công của bất cứ nền giáo dục nào cũng phải bài trừ được sự gian lận trong thi cử dưới mọi hình thức.
TTO - Ngày 6-10, ông Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và đào tạo, giải thích thêm về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022, trong đó nhấn mạnh bộ vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi.
Xem thêm: mth.33973757082602202-ioc-ioht-auv-gnob-ad-auv-iht-neyul-av-ed-ar-gnuc/nv.ertiout