Thức đêm, stress nhiều… thủ phạm khiến tóc bạc
Ngày càng nhiều bạn trẻ dù mới ở tuổi “băm” đầu đã “hai thứ tóc”. Nguyễn Hoài Thương (Ba Đình) là trường hợp điển hình. Mới 27 tuổi, tóc cô đã lốm đốm hoa râm.
“Thời gian đầu chỉ loáng thoáng vài cái, ngỡ tóc sâu nhưng sau vài tháng, tóc trắng đã đầy đầu nhổ không kịp. Nhiều nhất ở hai thái dương chỉ cần lật lớp tóc dài lên là cả lớp tóc ngắn lún phún bạc trắng chìa ra”, Thương kể.
Cô gái trẻ này cho biết tóc cô bạc nhanh do thức đêm nhiều. Vốn sinh sống làm việc ở Mỹ, Tết năm 2020 cô về Việt Nam nghỉ phép rồi kẹt lại vì dịch. Lệch múi giờ, công việc nhiều, cô thường xuyên thức đêm, ngủ rất ít, stress liên miên thành ra chỉ sau 2 năm đầu cô đã thành 2 thứ tóc”, Thương than phiền.
Theo y học, trung bình mỗi người có 100.000 nang tóc, mỗi nang tóc sinh ra khoảng 20 sợi trong suốt cuộc đời. Bình thường tóc rụng tự nhiên khoảng 100 sợi mỗi ngày và rụng nhiều hơn trong thai kỳ, khi ốm đau hoặc dùng thuốc đặc trị.
Thời điểm tóc bắt đầu có sợi bạc thường vào cuối những năm 20 tuổi. Tuy nhiên, thời điểm tóc bạc ở từng người rất khác nhau, phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tóc được xem là bạc sớm khi xảy ra trước 30 tuổi ở người châu Á, hoặc 50% số tóc bị bạc trước 50 tuổi. Theo các nhà khoa học, thông thường phải trên 40 tuổi thì tóc mới bắt đầu bạc do cơ chế “lão hóa” chung ở cơ thể người.
Chia sẻ với phóng viên, TS Ngô Đức Phương, Viện trưởng Viện thuốc nam cho biết, theo y học cổ truyền, tình trạng tóc bạc sớm trước tuổi là do tinh huyết không đầy đủ, bên cạnh đó còn do suy nghĩ nhiều, lao tâm. Tóc chính là phần huyết dư, vì thế, khi cơ thể của người có tạng thận sung mãn, tinh huyết đầy đủ thì tóc sẽ đen, bóng, lâu bạc. Ngược lại, nếu tinh huyết không đầy đủ thì tóc dễ gãy, dễ rụng và mau bạc. Ngoài ra tóc bạc sớm còn do yếu tố di truyền.
Ngoài những yếu tố kể trên, tóc bạc sớm còn do chế độ dinh dưỡng không đủ chất gây nên hiện tượng tóc khô, thiếu độ đàn hồi nên gãy rụng. Ngoài ra căng thẳng, ngủ ít cũng khiến cho sự phục hồi của tóc kém hơn, các tế bào tóc không được tái tạo sẽ gây nên hiện tượng đứt gãy.
Đặc biệt, môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mái tóc như nước dùng, dầu gội, thuốc nhuộm, sấy nóng, ánh nắng, gió, độ ẩm không khí… khiến tóc xơ rối và rụng.
TS Phương nhấn mạnh, tóc bạc sớm và rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài, mà còn là dấu hiệu báo hiệu vấn đề về sức khỏe như bệnh thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh viêm nhiễm nấm, buồng trứng đa nang… Chính vì vậy, cần khắc phục tình trạng này sớm để có một mái tóc đẹp và cơ thể khỏe mạnh.
Hiện nay, để giảm tóc gãy rụng, tóc bạc sớm không phải là điều quá khó, bạn cần kiên trì thực hiện các thói quen tốt cho mái tóc. Theo đó, người trẻ cần giảm căng thẳng, ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục, giữ mái tóc tự nhiên tránh gây tác động thường xuyên, quá mức đến tóc, hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu, nhuộm tóc, hay các dụng cụ nhiệt như máy sấy tóc, máy ép tóc…
Đáng lưu ý, hiện ngày càng nhiều người tìm sử dụng các dược liệu tự nhiên hỗ trợ ngăn ngừa gãy, rụng tóc, bạc tóc như: Cỏ mực, Bồ kết, Đậu đen, Dâu tằm, Hà thủ ô.... Trong số này nổi bật là hà thủ ô, được xem là liệu pháp “thần kỳ” cho mái tóc. Bằng chứng các cụ từng nói: “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”.
Hà thủ ô có phải thần dược?
Tuy nhiên, là tác giả và đồng tác giả hàng chục đề tài khoa học về thực vật, kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu và giảng dạy về cây thuốc nam tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam TS Ngô Đức Phương – chuyên gia định danh cây thuốc, Viện trưởng Viện cây thuốc Nam cũng lưu ý sử dụng hà thủ ô sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
TS Ngô Đức Phương thông tin hà thủ ô đỏ được biết đến như một loại thần dược với khả năng khắc phục các vấn đề về tóc đặc biệt là rụng tóc, tóc bạc sớm.
“Hà thủ ô giúp ức chế quá trình teo (thoái hóa) của nang lông và làm chậm giai đoạn anagen khi bước vào giai đoạn catagen (kéo dài pha sinh trưởng của tóc), Hà thủ ô giúp tăng cường tổng hợp sắc tố melanin điều trị tóc bạc sớm. Các dưỡng chất trong hà thủ ô giúp phục hồi tổn thương nang tóc, hỗ trợ điều trị rụng tóc. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp tăng lưu lượng máu tới các cơ quan giúp da đầu và nang tóc được cấp chất dinh dưỡng hiệu quả.
Chính vì vậy, sử dụng Hà thủ ô không chỉ giảm sự tổn thương của các nang tóc, khắc phục rụng tóc, bạc tóc, còn hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn”, TS Ngô Đức Phương cho hay.
Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson |
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế hiện nay TS Phương cho biết người dùng rất dễ nhầm lẫn giữa Hà thủ ô đỏ với củ nâu. Theo đó, củ nâu rất chát, được dùng chủ yếu để làm thuốc nhuộm và làm thuốc chữa kiết lỵ, ỉa chảy, cầm máu, đau nhức xương khớp, không có tác dụng với tóc. Việc sử dụng “nhầm” củ nâu thay Hà thủ ô đỏ sẽ không thể có mái tóc đen như ý.
Ngoài việc sử dụng “nhầm” dược liệu, thì chất lượng dược liệu có ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của sản phẩm. Với Hà thủ ô, dược liệu tốt là những dược liệu được thu hái đúng tuổi, đúng mùa vụ. Đồng thời, hà thủ ô cần được bào chế đúng cách để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Chính vì vậy, để đạt hiệu quả giảm gãy rụng tóc, tóc bạc sớm TS Ngô Đức Phương khuyến cáo người tiêu dùng cần lựa chọn sử dụng đúng dược liệu hà thủ ô đỏ, dược liệu chuẩn loài, và dược liệu có tác dụng tốt nhất.
Đồng thời, hà thủ ô đỏ được chế theo công thức chuyên biệt giúp loại bỏ độc tố, tăng hiệu quả của hà thủ ô đỏ.
Ngoài ra, việc hà thủ ô đỏ kết hợp thêm các dược liệu khác như cỏ mực, sinh địa, sọng vàng sẽ làm tăng tác dụng, giúp bạn có một mái tóc khỏe mạnh, giảm gãy rụng, bạc tóc sớm.
N. Huyền
Infonet