vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều mặt hàng giá tăng cao, lạm phát 6 tháng chỉ tăng 2,4%?

2022-06-29 10:52
Nhiều mặt hàng giá tăng cao, lạm phát 6 tháng chỉ tăng 2,4%? - Ảnh 1.

Chỉ số CPI tăng 2,44% trong 6 tháng đầu năm nay dường như chưa phản ánh hết sức nóng giá cả trong đời sống người dân - Ảnh: Đ.T.

Đó là những số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022, do cơ quan này tổ chức ngày 29-6 tại Hà Nội.

Xăng dầu đẩy CPI chung tăng thêm 1,87%

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xét theo quý thì chỉ số CPI (lạm phát) quý 2 tăng 2,96% so với quý 2-2021.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng hóa tăng giá, 2 nhóm hàng hóa giảm giá trong tháng 6. Nhóm hàng ăn và dịch vụ đồ uống tăng 0,8%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,3%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,1%; giao thông tăng 3,6%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,5%.

Các nguyên nhân làm tăng lạm phát trong 6 tháng đầu năm nay, theo Tổng cục Thống kê, là do giá xăng dầu được điều chỉnh 16 lần, làm cho giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít, xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít, dầu diesel tăng 13.900 đồng/lít, so với hồi đầu năm.

Bình quân 6 tháng giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,8%.

Bên cạnh đó, giá gas trong nước biến động theo giá thế giới, trong 6 tháng đầu năm nay giá gas tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng thêm 0,3%.

Tổng cục Thống kê cũng nhận định dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống gia đình bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, đẩy CPI chung tăng thêm 0,3%.

Một nhân tố khác làm CPI 6 tháng tăng theo ghi nhận của cơ quan thống kê là giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,9% do ximăng, sắt thép, cát... tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng thêm 0,1%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay cũng có 3 nguyên nhân kéo giảm CPI chung, đó là giá thực phẩm 6 tháng giảm khoảng 0,4%; giá dịch vụ giáo dục giảm 3,5% do một số tỉnh, thành phố thực hiện giảm, miễn học phí; giá bưu chính viễn thông giảm 0,5%.

GDP 6 tháng tăng 6,42%

Tại cuộc họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, bà Nguyễn Thị Hương, tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết GDP quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021.

Tính chung, GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7% (đóng góp 5%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% (đóng góp 48,3%), trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,6% (đóng góp 46,6%).

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,3%; khu vực dịch vụ chiếm 40,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9%.

Chi phí vận chuyển Chi phí vận chuyển 'đẩy' CPI của TP.HCM tháng 8 tăng 0,33%

TTO - Chi phí vận chuyển hàng hóa trong thời gian giãn cách xã hội tăng cao là một trong những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2021 tăng 0,33% so với tháng trước, và tăng 2,51% so với bình quân 8 tháng cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm: mth.26512000192602202-4-2-gnat-ihc-gnaht-6-tahp-mal-oac-gnat-aig-gnah-tam-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều mặt hàng giá tăng cao, lạm phát 6 tháng chỉ tăng 2,4%?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools