Để ý sẽ thấy, những thói quen tốt mà học sinh hình thành được ở bậc tiểu học không chỉ giúp các em nhanh chóng thích nghi với môi trường THCS mà còn tiếp tục giúp các em phát huy lợi thế ở bậc THPT.
Phải nói rằng việc rèn luyện thói quen học tập của học sinh thực sự rất quan trọng. Từ tiểu học đến THCS, từ THPT đến đại học, thói quen tốt luôn ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các em, và ở những thời điểm nhất định có vai trò chi phối hướng đi. Thói quen học tập tốt sẽ giúp trẻ không bị mất phương hướng, không bị hoang mang và thực hiện được lý tưởng của mình.
Vậy đối với một học sinh, thói quen nào có thể được coi là thói quen học tập tốt?
1. Đọc trước bài vở
Nhiều giáo viên đã nhấn mạnh vai trò của việc học sinh đọc trước bài vở ở nhà. Khi giáo viên giảng bài trên lớp, học sinh sẽ không bối rối vì không biết gì. Ngược lại, do đã xem trước bài vở nên việc lắng nghe của học sinh trên lớp không chỉ có tác dụng tiếp thu mà còn củng cố kiến thức.
Ảnh minh họa.
2. Biết cách chuẩn bị trước khi vào giờ học
Những học sinh có thói quen tốt sẽ không đặt sách của các môn học khác lên bàn trước khi chuông vào lớp vang lên. Thay vào đó, các em đặt sách giáo khoa của môn sẽ học ngay trước mặt, chờ giáo viên đến.
Vì có sự chuẩn bị kỹ nên khi thầy cô vào lớp, các em sẽ không phải cuống cuồng mở cặp tìm sách vở mà yên tâm lắng nghe thầy cô giảng bài. Hành động này sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt cho giáo viên.
3. Tích cực giơ tay và đặt câu hỏi
Trong giờ học, sẽ có những vấn đề mà học sinh chưa hiểu kỹ và cần giáo viên giảng lại lần nữa và đưa ra thêm ví dụ minh họa. Khi gặp một vấn đề nào đó, cách tốt nhất là học sinh cần dũng cảm giơ tay phát biểu và chủ động đặt câu hỏi cho giáo viên.
Những em học sinh dũng cảm giơ tay về cơ bản có tư duy tốt và sự tự tin vào bản thân. Ngược lại, những em không dám giơ tay thường khá nhút nhát, tuy không hiểu bài nhưng lại giả vờ đã hiểu, khiến kiến thức bị thiếu hụt.
4. Hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn
Bài tập về nhà sau giờ học giúp học sinh củng cố hiệu quả học tập trên lớp, đồng thời cho phép các em rút ra suy luận từ một trường hợp để đạt được hiệu quả chuyển giao việc học.
Lý do tại sao giáo viên giao bài tập về nhà không phải để gây khó khăn cho học sinh mà là để các em nắm chắc kiến thức càng sớm càng tốt và thực sự nắm bắt được kiến thức thông qua các việc thực hành.
Nhiều học sinh không chịu làm bài tập về nhà đúng hạn, thường xuyên trì hoãn và cuối cùng lén chép bài của bạn để đối phó với thầy cô. Điều này vừa làm mất công sức giảng dạy của giáo viên, vừa khiến học sinh không củng cố được kiến thức.
Nhìn chung, việc hình thành thói quen học tập tốt không phải chỉ trong một sớm một chiều. Trong giáo dục gia đình càng cần sự tham gia tích cực của cha mẹ; giám sát hiệu quả con cái để khuyến khích con hình thành thói quen tốt. Lợi ích của những thói quen này sẽ theo con suốt một đời.
https://afamily.vn/bo-me-de-y-con-di-hoc-ma-co-4-thoi-quen-nay-thi-thanh-tich-hoc-tap-se-rat-tot-dot-den-may-cung-dan-dan-tien-bo-20220629135030279.chnTheo Thanh Hương
Phụ nữ Việt Nam