vĐồng tin tức tài chính 365

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước

2023-06-01 03:15

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nan giải mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay phải đối mặt. Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn lương thực, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người và tất cả các dạng sống khác trên Trái Đất…

Vậy, làm thế nào để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Theo các nhà khoa học, có một sinh vật có thể giúp đỡ con người trong việc này. Đó là cỏ biển.

Cỏ biển là gì?

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Ảnh 1.

Cỏ biển là loài thực vật có thể giúp hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Ảnh: Jay Fleming

Trên thực tế, cỏ biển bao gồm hàng chục các loài thực vật có hoa sống ở dưới nước. Loài thực vật này có khả năng sản sinh ra năng lượng nhờ quang hợp bằng cách hấp thụ ánh sáng. Tương tự như họ hàng ở trên mặt đất, cỏ biển có rễ, lá và thậm chí có thể tạo ra hạt.

Theo các chuyên gia, cỏ biển thường mọc ở vùng nước mặn ven biển ở trên khắp thế giới. Chúng tập trung sống ở khu vực nước nông, nơi có nhiều ánh sáng Mặt hơn. Cỏ biển có thể hình thành nên thảm cỏ rộng tới hàng nghìn km2.

Những đồng cỏ biển còn có thể củng cố cho đường bờ biển, hạn chế được sức nóng, cung cấp nơi ở cho cá, động vật có vỏ, chim di cư và làm sạch nước. Đồng thời cỏ biển lưu trữ tới 5% lượng khí carbon dioxide (CO2) và bơm oxy (O2) vào đại dương.

Đây không phải là một phát minh công nghệ tiên tiến mà là cỏ biển, một trong những sinh vật có hoa xuất hiện sớm nhất ở trong tự nhiên.

Cỏ biển có mặt tại mọi châu lục trên Trái Đất, ngoại trừ Nam Cực. Loài thực vật đặc biệt này được coi là một trong những giải pháp khí hậu mạnh mẽ nhất tồn tại trên Trái Đất, nhưng chúng chưa được tận dụng.

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Ảnh 2.

Thảm cỏ biển ở vịnh Shark, Australia. Ảnh: BBC

Khả năng "đặc trị" biến đổi khí hậu

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Ảnh 3.

Ngoài việc cô lập carbon, cỏ biển có thể làm cho nước trong hơn. Ảnh: Getty Images

Cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cô lập carbon. Nhờ vậy, carbon sẽ được lưu trữ trong môi trường, thay vì trôi nổi tự do ở trong khí quyển, và sau đó tiếp tục góp phần gây lên hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Theo New York Times, các nhà khoa học chỉ ra rằng, việc khôi phục cỏ biển chính là một công cụ mà các cộng đồng ven biển có thể sử dụng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đây cũng là một trong các chủ đề thảo luận ở trong hội nghị về biến đổi khí hậu với sự tham gia của những nhà kinh doanh, khoa học, văn hóa và các nhà chính sách ở Busan, Hàn Quốc trong ngày 25 và 26/5 vừa qua.

Các nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ và các tình nguyện viên trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực để khôi phục cỏ biển. Mặc dù không thể trở lại được tình trạng ban đầu, nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng các đổng cỏ biển này có thể được nhân rộng, phát triển hơn nhiều so với vẻ cằn cỗi khi chúng bị phá hủy.

Chẳng hạn, tại thị trấn Virginia (Australia), với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu tận tụy, đồng cỏ biển đang dần được khôi phục. Điều này giúp nước trong hơn và bờ biển ổn định, từ đó thu hút những sinh vật từng phát triển mạnh quay trở lại khu vực này. Thế nhưng, giới khoa học vẫn cho rằng cỏ biển chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng.

Nỗ lực khôi phục cỏ biển

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Ảnh 4.

Nững ngọn cỏ lươn từ dự án phục hồi ở Virginia. Ảnh: Jay Fleming

Không thể biết chính xác có bao nhiêu cỏ biển đã bị mất, vì các nhà khoa học không biết ban đầu chúng có số lượng như thế nào.

Thực tế chỉ có khoảng 16% hệ sinh thái ven biển toàn cầu được coi là nguyên vẹn. Trong đó, cỏ biển là một trong những sinh vật bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo TS Matthew Long, nhà khoa học về hóa học biển và địa hóa học ở Viện Hải dương học Woods Hole, các nghiên cứu ước tính rằng có tới 1/3 cỏ biển trên toàn thế giới đã bị biến mất trong mấy thập kỷ qua.

TS Matthew Long cho biết: "Trên toàn cầu, cứ khoảng 30 phút lại có một đồng cỏ biển với dịch tích tương ứng với một sân bóng biến mất. Chúng ta mất khoảng 5 – 10% mỗi năm".

Vị chuyên gia này chia sẻ thêm, cỏ biển là loài thực vật chịu tác động tiêu cực từ những tác nhân gây hại trên toàn cầu như quá trình khử oxy, axit hóa đại dương và nhiệt độ ấm lên.

Ngoài ra, những yếu tố về địa phương cũng góp phần khiến các đồng cỏ biển này khô héo, với nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, quá trình nở hoa và phân hủy của tảo cũng có tác động đến cỏ biển.

Mặc dù tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người khiến những thảm cỏ biển bị suy giảm và biến mất ngày càng nhanh trong mấy thập kỷ qua, nhưng đây không phải là vấn đề mới.

Theo TS Bo Lusk, nhà khoa học từ Khu bảo tồn Bờ biển Volgenau Virginia thuộc Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên, trên bờ biển ở phía Đông Virginia, vào tháng 8/1933, việc thu hoạch sò điệp quá mức và một cơn bão mạnh từng quét sạch đồng cỏ lươn (một loại cỏ biển) rộng lớn. Hậu quả, hàng thập kỷ sau đó, cỏ lươn đã không còn xuất hiện ở bờ biển này.

Đến năm 1997, một vài người đã nhìn thấy các mảng cỏ lươn ở trên bờ biển và cho rằng có thể chúng phát triển từ những hạt giống ở Maryland và tình cờ trôi dạt về phía Nam.

Sau nhiều năm tiến hành thử nghiệm, nhà khoa học Robert J. Orth ở Viện Khoa học Hàng hải Virginia, đã tìm ra cách phục hồi cỏ biển rất thành công. Theo đó, vào mùa xuân, các nhà khoa học, hàng trăm tình nguyện viên đã thu thập hạt giống và xử lý hạt trong mùa hè, sau đó vùi xuống lớp trầm tích vào mùa thu.

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Ảnh 5.

Các nhà khoa học, hàng trăm tình nguyện viên đã thu thập hạt giống ở Virginia để vùi xuống lớp trầm tích vào mùa thu. Ảnh: Jay Fleming

TS Lusk cho biết, kể từ năm 2003, khi nỗ lực phục hồi cỏ biển bắt đầu tại Khu bảo tồn Bờ biển Volgenau Virginia, các nhà khoa học và những tình nguyện viên đã gieo khoảng 242 hecta hạt giống và đến nay loài thực vật này đã bao phủ khoảng 4.064 hecta.

Nhưng theo các chuyên gia, thành công của dự án ở Virgina cũng khó có thể nhân rộng trên phạm vi toàn thế giới.

TS Lusk cho rằng: "Nếu Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên không bảo vệ đất và mua lại những đoạn bờ biển để thực hiện bảo tồn từ 50 năm trước, thì rất có thể chúng ta sẽ không có được chất lượng nước như hiện nay và dự án này cũng không thể thành công như vậy".

Hơn nữa, theo vị chuyên gia này nhận định, việc khôi phục cỏ biển có thể sẽ mất tới hàng chục năm. Trong đó, sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng.

TS Richard Unsworth, PGS khoa sinh học tại Đại học Swansea, cho biết: "Những hành động của ngư dân, quan điểm của chủ thuyền, những vấn đề về chất lượng nước, tất cả đều có thể tạo ra một vấn đề về văn hóa – xã hội phức tạp".

Tuy nhiên, về lâu dài, với sự chung tay của cả cộng đồng thì đó sẽ là một thành công đáng kinh ngạc.

Sự tham gia của cộng đồng được xem như là một phần thiết yếu trong nỗ lực để khôi phục cỏ biển thành công, bởi vì hoạt động thu thập cũng như trồng hàng triệu hạt giống sẽ đòi hỏi mất rất nhiều công sức.

Hiện nay, Tổ chức Dự án Cỏ biển đã phát triển ra một trang web và ứng dụng Seagrass Spotter nhằm cho phép người dùng có thể đăng tải những bức ảnh về cỏ biển trong tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu tiến hành xác minh, lập bản đồ đầy đủ về phạm vi và những loại cỏ biển ở trên thế giới.

Minh chứng là vịnh Shark, ngoài khơi Tây Australia. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại ĐH Tây Australia đã phát hiện một thảm cỏ biển trải dài tới khoảng 200 km2 (tương đương với kích thước của thành phố Cincinnati tại bang Ohio của Mỹ) ở vịnh Shark và sau đó bắt đầu tìm hiểu về sự đa dạng gene của nó.

Hóa ra, loài thực vật này được gọi là cỏ dại dải băng Poseidon hoặc Posidonia Australis. Loài cỏ biển này không những sống sót qua quá trình biển đổi khí hậu thời cổ xưa mà còn lan rộng. Ước tính cỏ biển ở vịnh Shark đã trải qua tới 4.500 năm sinh trưởng. Đến nay, cỏ biển Posidonia ở vịnh Shark được cho là sinh vật sống lớn nhất trên thế giới.

Theo TS Jane Edgeloe từ Đại học Tây Australia, tác giả chính của nghiên cứu, sau khi tiến hành thu thập và kiểm tra dấu hiệu du truyền nhằm khám phá có bao nhiêu cây cỏ biển trên thảm cỏ này, kết quả thật bất ngờ. Hóa ra chỉ với một cây cỏ biển đã lan rộng hàng trăm km ở vịnh Shark.

TS Lusk nhận định rằng, việc khôi phục hoàn toàn những thảm cỏ biển là điều không khả thi, vì tình trạng nóng lên toàn cầu và sự thay đổi hóa học đại dương. Thế nhưng, nỗ lực khôi phục cỏ biển vẫn đáng giá. Bởi khả năng lưu trữ carbon, bảo vệ bờ biển của cỏ biển rất tuyệt vời.

Bài viết tham khảo nguồn: New York Times, Newsweek

Xem thêm: nhc.480704191135032881-cou-om-aig-couq-ueihn-am-uah-ihk-iod-neib-irt-cad-iaig-couht-uig-man-2mk-002-oc-nol-tav-hnis/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools