vĐồng tin tức tài chính 365

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ

2023-06-01 03:51

Đầu tháng 6-1973, Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời được chính thức thành lập tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Chỉ hoạt động trong vài năm trước khi đất nước thống nhất, nhưng nơi này đã trở thành một dấu ấn trong lòng nhiều người.

Và khi nửa thế kỷ qua đi, những con người từng sống và làm việc tại Khu Chính phủ lâm thời thời điểm ấy lại thêm một lần nữa về với miền ký ức.

Clip tư liệu Khu Chính phủ hoạt động giai đoạn 1973-1975

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 2.

Ông Đào Công Tường (72 tuổi, trú phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị) từng gắn bó với Khu Chính phủ lâm thời tại Cam Lộ hơn 2 năm. Càng gần đến ngày kỷ niệm 50 năm thành lập Khu này, ông càng háo hức. Ông đã sắp xếp sẵn lịch để con trai đưa lên Cam Lộ thăm lại di tích này khi đến đúng ngày lễ.

Ông vẫn nhớ in những ngày từ Hà Nội vào làm việc tại Khu Chính phủ lâm thời ngay khi tiếng súng vừa dứt. "Hơn 2 năm làm việc tại đây là 2 năm tôi được nhìn thấu sự đối lập của chiến tranh và hòa bình khi bên này sông đã giải phóng còn bên kia sông súng vẫn nổ", ông Tường nhớ lại.

22 tuổi, ông vừa tốt nghiệp trung học phổ thông thì được đi đào tạo một khóa kế toán ngắn hạn tại Hà Nội. Đến tháng 11-1973 tức chỉ sau vài tháng được thành lập thì ông được lệnh điều vào phụ trách công việc kế toán ở Khu Chính phủ lâm thời.

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 3.

Tại đây, mỗi ngày ông cùng nhóm khoảng 30 - 40 cán bộ được phân công thường trực làm đúng công việc của một Chính phủ. "Tuy chỉ là lâm thời và ở một vùng đất mới giải phóng, nhưng đây vẫn là một Chính phủ thu nhỏ với đầy đủ các bộ phận. Và Chính phủ này vẫn đại diện cho một nước, đặc biệt là trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới", ông Tường kể.

Chính phủ lâm thời được thành lập do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch Chính phủ gồm có 8 Bộ trưởng và 12 Thứ trưởng. Để tham mưu giúp việc cho Chính phủ có Hội đồng cố vấn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch và 11 ủy viên trong Hội đồng cố vấn.

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 4.

Sau khi có trụ sở đóng tại Cam Lộ, các thành viên Chính phủ đã tổ chức nhiều đợt đi thăm hỏi động viên người dân vùng giải phóng Quảng Trị. Chủ tịch Hội đồng cố vấn Nguyễn Hữu Thọ và ông Abít Alêô - thành viên Chính phủ đã đi thăm hỏi và tặng quà đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở Hướng Hóa. Đoàn Chính phủ cũng đến thăm và động viên các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn như thăm bộ đội công binh 559, bộ đội phòng không, bộ đội kinh tế Trường Sơn...

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 5.

Ông Tường vẫn nhớ rõ, ngay sát bên trái của Nhà Chính phủ là khu nhà của Bộ Ngoại giao. Đây là nơi phải làm việc nhiều nhất trong những năm Khu Chính phủ lâm thời này hoạt động. Tại đây, chỉ trong gần 3 năm đã có đến hơn 40 nước đến đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Cũng tại đây, Chính phủ lâm thời đã tiếp hàng chục đoàn Đại sứ các nước như: Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên, Mông Cổ, Rumani, Ghinee, Ba Lan, Xiri, Uganđa, Burunđi, Irắc, Yenmen, Angiêri, CHDC Đức, Hungari, tổ chức giải phóng Palextin, đoàn Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia, mặt trận Lào...

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 6.
Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 7.

Từ khi ra đời, Khu Chính phủ lâm thời, có một câu chuyện đã đi vào tiềm thức của những người dân Cam Lộ. Đến mức người dân ở đây nhắc đến tên địa danh này là cũng sẽ nhắc đến tên tuổi của một con người. Đó là Chủ tịch Cuba Fidel Catro.

Ông Dương Tú Anh (87 tuổi, trú phường Đông Giang, TP Đông Hà) - nguyên Bí thư Huyện ủy Cam Lộ thời điểm ấy và cũng là một trong những người được trực tiếp chứng kiến câu chuyện này.

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 8.

Với ông, việc Cam Lộ được chọn để đặt Khu Chính phủ cách mạng lâm thời thôi đã là một điều bất ngờ. Còn việc Chủ tịch Cuba Fidel Castro là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tới vùng giải phóng Cam Lộ - ngay khi vùng đất này vừa giải phóng và chỉ cách đó vài chục cây số về phía nam vẫn còn tiếng đạn bom - càng là điều khiến ông "không thể tin nổi".

Thời điểm ấy, ông Anh được Trung ương giao chọn địa điểm đặt Khu Chính phủ cách mạng lâm thời. Vị trí ông chọn lúc đó được coi là sự lựa chọn tốt nhất vì có sự bảo vệ của "hàng rào" pháo binh ở hướng nam. Nhưng sự xuất hiện của Chủ tịch Fidel cho đến bây giờ vẫn khiến ông vô cùng bất ngờ và xúc động. Chính sự xuất hiện này đã khiến hình ảnh của Chủ tịch Fidel càng gắn bó với Khu Chính phủ lâm thời hơn.

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 9.

Sau khi từ vùng giới tuyến Vĩnh Linh theo quốc lộ 1 vào TP Đông Hà, Chủ tịch Fidel đã ngược lên quốc lộ 9 thăm Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó ông tiếp tục đến thăm cứ điểm 241 nằm trên đồi cao, thuộc xã Cam Thành, huyện Cam Lộ và dự một cuộc mít tinh tại đây.

Sau lễ mít tinh sáng 16-9-1973, Chủ tịch Fidel đã về nghỉ lại tại Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam rồi mới rời đi.

Tại di tích Khu Chính phủ lâm thời hiện tại vẫn còn lưu giữ và trưng bày nhiều hình ảnh về chuyến đi này của Chủ tịch Fidel. Việc chọn Khu Chính phủ lâm thời làm điểm dừng chân của Chủ tịch Fidel thời điểm đó là niềm vinh dự, nhưng cũng khiến nhiều người có chút bối rối.

Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 10.

Trong đó "bối rối" nhất là vấn đề chỗ nghỉ ngơi cho Chủ tịch Fidel tại đây vào buổi trưa sau lễ mít tinh.

Chủ tịch Fidel có thể trạng cao lớn khác người Việt. Mà những chiếc giường có sẵn ở đây chỉ đủ kích cỡ cho người Việt nằm. Thế là phương án nối giường được đưa ra và thực hiện. Một chiếc giường mới với chiều dài đến 2,4 mét đã được "chế" khẩn cấp để phục vụ cho Chủ tịch Fidel.

"Vì bạn mới mất. Chủ tịch Fidel không ở lại Khu Chính phủ lâm thời được nhiều thời gian như kế hoạch ban đầu, nhưng chỉ cần xuất hiện ở đó trong thời điểm đó thôi đã là mang giá trị ngoại giao to lớn rồi", ông Tú Anh nói.

Clip di tích ngày nay


Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ - Ảnh 12.
QUỐC NAM
Q.NAM
HẢI PHI

Xem thêm: mth.55693920113503202-yk-eht-aun-cu-yk-av-ioht-mal-uhp-hnihc-uhk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khu Chính phủ lâm thời và ký ức nửa thế kỷ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools