Trang Bloomberg ngày 31-5 cho biết động thái trên được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc muốn khám phá những ranh giới mới trên và dưới bề mặt hành tinh xanh.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết đây là lỗ sâu nhất mà Trung Quốc từng khoan vào vỏ trái đất tính đến thời điểm này.
Tiến trình khoan đã bắt đầu tại khu vực Tân Cương giàu dầu mỏ của Trung Quốc ngày 30-5. Sáng sớm hôm đó, Trung Quốc đưa phi hành gia dân sự đầu tiên vào vũ trụ từ sa mạc Gobi.
Lỗ nhân tạo sâu nhất trên Trái đất hiện vẫn là "Lỗ khoan siêu sâu Kola" của Nga. Ảnh: Bloomberg
Theo Tân Hoa Xã, lỗ sâu sẽ xuyên qua hơn 10 địa tầng lục địa hoặc các lớp đá và tiếp cận hệ thống kỷ phấn trắng trong vỏ Trái đất, nơi đá có niên đại khoảng 145 triệu năm.
Nhà khoa học tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc Sun Jinsheng nói với Tân Hoa Xã: "Sự khó khăn của dự án khoan này có thể được so sánh với một chiếc xe tải lớn chạy trên hai dây cáp thép mỏng".
Trong bài phát biểu trước một số nhà khoa học hàng đầu của đất nước vào năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Bắc Kinh cần đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc khám phá sâu trái đất.
Những công việc như khoan lỗ sâu có thể giúp xác định các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng, đồng thời giúp đánh giá rủi ro của các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất và núi lửa phun trào.
Lỗ nhân tạo sâu nhất trên Trái đất hiện vẫn là "Lỗ khoan siêu sâu Kola" của Nga, đạt độ sâu 12.262 m vào năm 1989. Nga mất 20 năm để hoàn tất công việc khoan lỗ sâu Kola.
Xem thêm: nhc.923540211106032881-tad-iart-ov-oav-m-00001-uas-ol-naohk-couq-gnurt-oas-iat/nv.fefac