vĐồng tin tức tài chính 365

Chiếm đoạt được 2 ĐTDĐ bằng tin nhắn chuyển khoản giả

2023-06-02 18:23

Cụ thể, Khánh vào vai khách hàng lên các trang mạng tìm kiếm, vờ có nhu cầu mua điện thoại cũ để tìm cách tiếp cận người bán. Đợi khi gặp mặt thỏa thuận giá cả và kiểm tra máy, Khánh lợi dụng sơ hở của người bán, tiến hành sao chép lại tin nhắn của các ngân hàng (có sẵn trong máy người bán). Có được "bửu bối", Khánh chỉnh sửa nội dung giống như tin nhắn ngân hàng gửi thông báo "giao dịch thành công" để người bán tin tưởng là đã nhận được tiền, từ đó chiếm đoạt tài sản...

Thông qua mạng xã hội, biết anh Lương Quốc Phi (SN 1989, trú Long An) có ý định bán ĐTDĐ hiệu iPhone 14 Promax màu tím, Khánh lập tức liên hệ, hỏi han và đặt vấn đề mua điện thoại. Đang cần tiền nên anh Phi đồng ý hẹn gặp Khánh để thỏa thuận.

Khoảng 15 giờ ngày 05/4/2023, Khánh đến quán cà phê S.C trên đường Nguyễn Văn Cừ, P.Cầu Kho, Q1 để gặp anh Phi. Tại đây, Khánh đề nghị anh Phi đưa ĐTDĐ iPhone 14 Promax để kiểm tra và được anh đồng ý. Qua kiểm tra điện thoại iPhone 14 Promax, Khánh thấy không có sim, không có sẵn tin nhắn ngân hàng nên tiếp tục hỏi mua ĐTDĐ iPhone 12 Promax mà anh Phi đang sử dụng. Anh Phi đồng ý và giao ĐT iPhone 12 Promax cho Khánh.

ĐTDĐ đắt tiền luôn là mục tiêu kẻ gian nhắm tới để chiếm đoạt

Sau vài giây lướt lịch sử tin nhắn, Khánh phát hiện tin nhắn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) thông báo số dư tài khoản nên lập tức chuyển đoạn tin nhắn trên đến số điện thoại của mình, đồng thời thỏa thuận sẽ mua 2 ĐTDĐ của anh Phi với giá 37 triệu đồng. Thấy Khánh mua nhanh, không kỳ kèo ép giá nên anh Phi đồng ý. Sau đó, Khánh viện lý do không mang đủ tiền mặt rồi đề nghị thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng!

Được anh Phi cung cấp số tài khoản, Khánh nhanh chóng dùng photoshop chỉnh sửa đoạn tin nhắn (lấy được từ máy của anh Phi) thành tin nhắn do ngân hàng Vietinbank, thông báo Khánh chuyển thành công số tiền 37 triệu đồng đến số tài khoản của anh Phi. Tưởng thật nên anh Phi đã đưa 2 ĐTDĐ trên cho Khánh rồi ra về.

Khi về nhà, anh Phi kiểm tra sao kê tài khoản thì "té ngửa" khi không nhận được đồng nào của Khánh. Nghĩ khả năng do sự cố từ phía ngân hàng nên anh vội liên hệ ngân hàng Vietinbank thì được biết, tài khoản của anh không nhận được 37 triệu đồng! Lúc này anh Phi mới biết mình dính bẫy lừa đảo của kẻ gian nên nhanh chóng đến Cơ quan Công an trình báo.

Khẩn trương vào cuộc truy xét, ngày 18/5/2023, Công an quận 1 bắt được Trần Quang Khánh. Tra tay vào còng, đối tượng hết sức ngạc nhiện và không thể ngờ đã che đậy dấu vết khéo léo nhưng vẫn bị Cơ quan Công an tóm gọn. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Khánh thừa nhận hành vi phạm tội. Trả lời về 2 chiếc ĐTDĐ đã chiếm đoạt của anh Phi, Khánh cho biết đã bán cho người đàn ông lạ mặt và lấy tiền tiêu xài hết.

Sau khi củng cố hồ sơ, cuối tháng 5/2023, Cơ quan CSĐT CAQ1 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quang Khánh để xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quỳnh Chi

Xem thêm: lmth.348741_ioul-as-nas-iat-taod-meihc-oad-aul-gnout-iod/caig-hnac/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Chiếm đoạt được 2 ĐTDĐ bằng tin nhắn chuyển khoản giả”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools