vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng cường tài chính số, thúc đẩy tài chính toàn diện cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

2023-06-05 16:17

Tầm quan trọng của tài chính số

Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Tô Huy Vũ – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, NHNN cho biết, thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của kỷ nguyên số đã tạo ra sự thay đổi vượt bậc trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Tài chính số hay là việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính trên các nền tảng số đã được chứng minh giúp giảm bớt các rào cản chính trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, qua đó giúp tăng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính có chất lượng cho người dân. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua, tài chính số càng cho thấy tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và hiệu quả, nhất là thời điểm giãn cách xã hội, thông qua các nền tảng số như: thiết bị di động, mạng internet, thẻ liên kết với các hệ thống thanh toán số... mà không cần đến tiền mặt cũng như các điểm giao dịch ngân hàng truyền thống.

C:Usershang.ninhthuDesktopWebKDK_6694.jpg

Ông Tô Huy Vũ – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, NHNN phát biểu tại tọa đàm

Ở Việt Nam, kết quả phát triển tài chính số là một trong những thành công của chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ. NHNN đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với quan điểm lấy người dân làm trung tâm và cung cấp tiện ích, thuận tiện cho người dùng là thước đo hiệu quả chuyển đổi số.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN thông tin, các sản phẩm, dịch vụ tài chính số, các kênh phân phối ứng dụng công nghệ số (Internet Banking, Mobile Banking, QR Code…) phát triển đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đây là đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện.

Đến cuối tháng 12/2022, 82 ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet, đạt 1.404,4 triệu giao dịch với giá trị khoảng 55,2 triệu tỷ đồng; 52 ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động, đạt 4.983,3 triệu giao dịch với giá trị khoảng 48,8 triệu tỷ đồng; 27 ngân hàng và 22 tổ chức phát hành thẻ đã triển khai mở tài khoản thanh toán/phát hành thẻ cho khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC), đạt hơn 8,7 triệu tài khoản đang hoạt động và khoảng 18,6 triệu thẻ (chiếm gần 5,8% tổng số lượng thẻ đang lưu hành trên thị trường). Ngoài 48 tổ chức không phải ngân hàng được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và 03 doanh nghiệp viễn thông được cấp giấy phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, đã có hơn 8.800 điểm kinh doanh được thiết lập, hơn 15.000 đơn vị chấp nhận thanh toán; hơn 2,83 triệu tài khoản Mobile-Money được mở, đạt hơn 19 triệu giao dịch với tổng giá trị khoảng 1.268 tỷ đồng.

C:Usershang.ninhthuDesktopWebKDK_6742.jpg

Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN trình bày tại buổi tọa đàm

Tuy đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng theo ông Tô Huy Vũ, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra và cần có biện pháp củng cố như vấn đề về quản lý, giám sát, bảo mật, minh bạch thông tin, an toàn hệ thống, chất lượng cơ sở hạ tầng, cũng như niềm tin, hiểu biết, năng lực của khách hàng vào hệ thống tài chính – ngân hàng và bảo vệ người tiêu dùng tài chính để có thể tối đa hóa được những lợi ích mà tài chính toàn diện số mang lại.

Tăng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính có chất lượng cho người dân

Toạ đàm cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm của NHCSXH trong quá trình giúp khách hàng, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từng bước tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, qua đó đã góp phần thay đổi thói quen, tư duy của người dân nghèo, những người yếu thế, đặc biệt là phụ nữ khi còn e ngại tiếp cận sử dụng các ứng dụng công nghệ trong tiến trình chuyển đổi số.

Theo ông Hoàng Minh Tế - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH, tài chính số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam là chủ đề đã dành được sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây. NHCSXH xác định tài chính toàn diện là hướng phát triển quan trọng để đạt được mục tiêu cung cấp các dịch vụ chất lượng, thuận tiện đến cho khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là khách hàng ở những khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua, NHCSXH đã tiến hành thực hiện các bước đi cần thiết để tăng cường phát triển tài chính toàn diện trong cộng đồng khách hàng của ngân hàng góp phần thực hiện vào quá trình thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020.

C:Usershang.ninhthuDesktopWebKDK_6735.jpg

Ông Hoàng Minh Tế - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH phát biểu tại buổi tọa đàm

Với việc triển khai Dự án Mobile Banking, từ năm 2017, NHCSXH đã tiến hành triển khai công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, bắt đầu với dịch vụ tin nhắn SMS với nội dung nhắc lịch trả nợ, nhắc nợ và số dư tài khoản hàng tháng. Qua đó, nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, giúp khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện, đồng thời cải thiện chất lượng tín dụng và tăng hiệu quả chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng. Sau gần 04 năm triển khai dịch vụ tin nhắn SMS, tính đến tháng 6/2022, đã có gần 32 triệu tin nhắn được gửi thành công đến gần 5,9 triệu khách hàng có đăng ký số điện thoại di động với ngân hàng (chiếm 90% tổng số khách hàng của NHCSXH). Đối với khách hàng, nhận tin nhắn thông báo một tháng trước ngày trả nợ và đóng tiết kiệm đã giúp họ chủ động hơn và lập kế hoạch tốt hơn trong quản lý và tài chính và tiết kiệm.

Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách được triển khai xây dựng từ năm 2021, với mục đích hỗ trợ người dùng là cán bộ NHCSXH và các đối tượng tham gia quản lý tín dụng chính sách tương tác, theo dõi, nắm bắt tình hình thực tế, giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt tín dụng chính sách được triển khai nhanh chóng, thuận lợi, tiết giảm chi phí, nhân lực nhưng đạt hiệu quả cao. Sau gần 02 năm triển khai ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách, đến nay đã có 47.786 người/26 tỉnh, thành phố dùng, trong đó có hơn 25.759 là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Ứng dụng này dễ dàng tải xuống qua điện thoại thông minh, cho phép cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội, Ban đại diện, Hội đồng quản trị NHCSXH, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng thôn, cán bộ giảm nghèo của địa phương có thông tin kịp thời và thực hiện hiệu quả hơn các nghiệp vụ trong quy trình cho vay và quản lý tín dụng chính sách.

C:Usershang.ninhthuDesktopWebKDK_6802.jpg

Các diễn giả trao đổi tại buổi tọa đàm

Bên cạnh đó, nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến, tăng cường và cải thiện sự tiếp cận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người nghèo và các đối tượng yếu thế, NHCSXH đã ra mắt ứng dụng VBSP SmartBanking - dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động thông minh (Mobile banking) giúp khách hàng giao dịch với NHCSXH mọi lúc, mọi nơi. Đến nay, sau gần 03 tháng triển khai ứng dụng VBSP Smartbanking đã có 75 nghìn tài khoản, phát sinh hơn 642 nghìn giao dịch, tương ứng với số tiền hơn 5.400 tỷ đồng. Ứng dụng VBSP SmartBanking bước đầu hứa hẹn các tác động tích cực, giúp người dân, đặc biệt là phụ nữ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn nữa với các dịch vụ tài chính đa dạng và hiệu quả, góp phần kết nối người dân ở các địa bàn của NHCSXH với nền kinh tế số.

Trao đổi tại toạ đàm, các đại biểu tin tưởng rằng, từ những kết quả đạt được trong Dự án Mobile Banking, NHCSXH sẽ tiếp tục có những bước đi quan trọng giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ tài chính trên điện thoại di động phù hợp, mang đến những tiện ích vượt trội cho khách hàng, đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của chuyển đổi số quốc gia, để mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng và nhất định không để ai bị bỏ lại phía sau.

Hà My - Ảnh: ĐK

 

Xem thêm: 352965VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng cường tài chính số, thúc đẩy tài chính toàn diện cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools