Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tăng trưởng tín dụng tháng 5 ước đạt khoảng 0,7%, chậm hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân của cả nước, trong bối cảnh sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế.
Ngân hàng OCB đã có hàng chục lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ đầu năm, hạ lãi suất đồng loạt cho các khách hàng có dư nợ hiện hữu từ 0,5 - 1%/năm trong vòng 3 tháng. Nhiều giải pháp được triển khai nhằm mở rộng dư nợ, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng mới đạt trên 4,43% kể từ đầu năm.
"Ở quý II nhu cầu tín dụng vẫn thấp, tăng trưởng tín dụng không dễ dàng. Tuy nhiên, một số ngành nghề vẫn mạnh dạn đầu tư. Quý II, một số doanh nghiệp quay trở lại, mở rộng sản xuất, đầu tư, tín dụng bắt đầu tăng, nhưng vẫn chưa tăng đột biến. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng rất căng thẳng", ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng OCB, cho biết.
Tìm cách giảm thêm lãi suất cho vay, tăng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế là ưu tiên của ngành ngân hàng thời gian tới. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng tại TP Hồ Chí Minh ước đạt 2,34%, chỉ bằng hơn 70% tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của cả nước, thấp hơn đáng kể mức tăng 8,8% cùng kỳ năm trước.
"Tín dụng ngắn hạn đã tăng trưởng cao hơn tín dụng trung, dài hạn. Điều này phù hợp với các cơ chế, chính sách của ngân hàng trung ương, nhất là chính sách lãi suất và chính sách tín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bởi nhu cầu vốn ngắn hạn của những lĩnh vực này tăng tốt hơn trung và dài hạn", ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, cho hay.
Tín dụng 5 tháng đầu năm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn tập trung vào sản xuất kinh doanh. Tín dụng ngắn hạn chiếm 46% tổng dư nợ trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng 9,3%, trong khi trung, dài hạn chỉ tăng khoảng 2%.
Tìm cách giảm thêm lãi suất cho vay, tăng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế là ưu tiên của ngành ngân hàng thời gian tới. Số liệu thống kê cho thấy, lãi suất cho vay mới bình quân hiện ở mức 9,07%, giảm 0,9% so với cuối năm 2022. Sau khi huy động lãi suất cao cuối năm ngoái và đầu năm nay, các ngân hàng cần thêm từ một đến một vài quý để có thể trung hòa giá vốn, qua đó có thể hạ lãi suất cho vay ra thị trường.
VTV.vn- Còn nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội chưa thống nhất xung quanh vấn đề giảm giới hạn cấp tín dụng và sự cấp thiết của việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.7332639070603202-hnim-ihc-oh-pt-iat-709-nauq-hnib-yav-ohc-taus-ial/et-hnik/nv.vtv