vĐồng tin tức tài chính 365

​Thăng trầm của nhà tù một thời xa hoa nhất nước Mỹ

2023-06-08 19:16

Trước Cách mạng Mỹ năm 1765, tội phạm ở các thuộc địa bị trừng phạt bằng tiền phạt hoặc bằng biện pháp vật chất. Những nhà tù thô sơ tồn tại chỉ để giam giữ tập trung tội phạm cho đến khi họ bị xét xử.

Nhà tù Eastern State (ESP) ở Philadelphia, Pennsylvania, được kiến trúc sư John Haviland thiết kế, xây dựng trong 7 năm, hoạt động từ 25/10/1829, được Viện Kỷ lục thế giới công nhận là nhà tù đúng nghĩa đầu tiên của thế giới.

Cổng chính của ESP với quy mô được ví như thành trì kiên cố của một đế chế. Ảnh: Legend of America

Cổng chính của ESP với quy mô được ví như thành trì kiên cố của một đế chế. Ảnh: Legend of America

ESP là nơi đầu tiên áp dụng hình thức giam giữ riêng biệt, nhấn mạnh các nguyên tắc cải cách hơn là trừng phạt. Nhà chức trách cho việc giam riêng, không cho các tù nhân tiếp xúc và chỉ có một cuốn Kinh thánh để đọc thì họ sẽ sớm sám hối.

Tòa nhà xây trên nền 45.000 m2, kinh phí 800.000 USD (21 triệu USD ngày nay), cao hơn cả Tòa nhà Quốc hội, là công trình công cộng lớn nhất và đắt nhất ở Mỹ, tính đến thời điểm đó.

Kiến trúc ESP như một bánh xe ngựa từ trên cao với một mái tròn trung tâm và 7 khối ô tỏa ra bên ngoài như các nan hoa. Trong hệ thống này, lính canh ở chòi trung tâm có thể giám sát mọi hành lang không khuất một góc nào. Thiết kế này sau đó trở thành hình mẫu tiêu chuẩn cho hơn 300 nhà tù trên toàn thế giới.

Mỗi tù nhân có phòng giam riêng, kích thước 2,5 x 3,5 m. Với hệ thống sưởi trung tâm, vòi nóng lạnh, nhà vệ sinh xả nước và vòi hoa sen trong mỗi phòng giam riêng, nhà tù tự hào về những thứ xa xỉ mà ngay cả Tổng thống Mỹ khi đó, Andrew Jackson, cũng không thể tận hưởng tại Nhà Trắng.

ESP thậm chí có đường nước máy trước cả Nhà Trắng, còn Tổng thống vẫn phải đun nước tắm bằng lò than.

Nhà tù Eastern State nhìn từ trên cao. Ảnh: Eastern State Penitentiary

Nhà tù Eastern State nhìn từ trên cao. Ảnh: Eastern State Penitentiary

Giao tiếp với lính canh được thực hiện thông qua một lỗ nhỏ cho ăn. Các tù nhân sống hoàn toàn cô lập, với cuốn Kinh thánh là vật sở hữu duy nhất, và làm công việc vặt như đóng giày và dệt vải.

Liền kề với mỗi phòng giam là sân tập thể dục ngoài trời riêng được bao bọc bởi một bức tường cao chục mét. Thời gian tập thể dục của mỗi tù nhân được sắp xếp để không có hai tù nhân cạnh phòng nhau ra ngoài cùng một lúc. Các tù nhân được phép làm vườn và thậm chí nuôi thú cưng.

Khi một tù nhân rời khỏi phòng giam, một lính canh đi cùng sẽ trùm một chiếc mũ trùm lên đầu anh ta để tránh bị các tù nhân khác nhận ra. Đây là chính sách nhân đạo để sau này, ngoài xã hội, không tù nhân nào bị nhận ra hay kỳ thị, phân biệt đối xử.

Nhà tù giam giữ cả đàn ông và phụ nữ, phạm nhân nổi tiếng nhất có lẽ là trùm xã hội đen cộm cán nhất lịch sử, Al Capone. Năm 1929, ông ta bị kết án một năm tù vì tội sử dụng súng, được tự do sớm 2 tháng vì cải tạo tốt. Capone được phép trang trí phòng giam của mình bằng tranh nghệ thuật đóng khung, một tấm thảm, quầy hút thuốc, hoa và thậm chí cả máy quay đĩa và radio.

Buồng giam xa hoa của tù nhân nổi tiếng nhất ESP, trùm xã hội đen Al Capone. Ảnh: Smithsonian

Buồng giam xa hoa của tù nhân nổi tiếng nhất ESP, trùm xã hội đen Al Capone. Ảnh: Smithsonian

Với sức chứa ban đầu dành cho 250 tù nhân nhưng đến những năm 1920, nhà tù giam giữ khoảng 2.000 người. Nhiều phòng giam khác đã được xây dựng, cả dưới lòng đất.

Nhà tù cũng bắt đầu giam giữ những tên tội phạm bạo lực và những kẻ bị kết án tử hình. Năm 1933, một cuộc bạo động xảy ra trong nhà tù vì không đủ phương tiện giải trí và tình trạng quá tải. Các tù nhân đã phóng hỏa trong phòng giam của họ và phá hủy các xưởng lao động. Ngay năm sau, một cuộc bạo loạn khác xảy ra, lần này là do lương thấp. Các tù nhân làm chập mạch ổ cắm điện, phóng hỏa và gây ra nhiều rối loạn khác.

Vào năm 1970, sau nhiều cuộc bạo loạn và lượng tù nhân vượt quá sức chứa, "cung điện" ESP đóng cửa, được chính quyền chỉ định là một Di tích lịch sử quốc gia không được phép phá hủy. Trong suốt 142 năm hoạt động, nhà tù này đã giam giữ khoảng 75.000 người.

Nhà tù bị bỏ hoang sau khi đóng cửa, cây cối bắt đầu mọc um tùm trong các tòa nhà. Trong mười lăm năm tiếp theo, khu đất hầu như vẫn bị bỏ hoang. Năm 1980, thành phố Philadelphia đã mua lại nhà tù xa xỉ bậc nhất lịch sử trong tình trạng đổ nát, giá chỉ hơn 400.000 USD.

ESP ngày nay trở thành di tích lịch sử quốc gia, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm. Ảnh: Prison Today

ESP ngày nay trở thành di tích lịch sử quốc gia, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm. Ảnh: Prison Today

Mãi đến năm năm 1994, nơi này chính thức mở cửa cho các chuyến tham quan, giữ nguyên tình trạng "điêu tàn được bảo tồn". Bù lại khoản tiền kếch sù được đổ vào khi xây dựng, nó đã bắt đầu tạo ra tiền. Mỗi năm di tích này thu hút gần 300.000 lượt du khách mỗi năm, tức hơn 800 lượt khách mỗi ngày. Giá vé cho người lớn là 19 USD và trẻ em 15 USD.

Dù gắn liền với quá khứ đầy tội lỗi và ít tươi sáng, ESP nay trở thành không gian triển lãm nghệ thuật đắt giá, địa điểm quay phi, thậm chí chụp ảnh cưới.

Xem thêm hình ảnh về nhà tù:

Hải Thư (Theo ATI, Smithsonian, Eastern State Penitentiary, Legend of America)

Xem thêm: lmth.7764164-ym-coun-tahn-aoh-ax-ioht-tom-ut-ahn-auc-mart-gnaht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“​Thăng trầm của nhà tù một thời xa hoa nhất nước Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools