vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ đi tắt đón đầu ở Trung Đông

2023-06-09 09:54
Cấu trúc hòa giải do Saudi Arabia kiến tạo tại Trung Đông với mục tiêu cuối cùng là Israel - Dữ liệu: LỤC MINH TUẤN - Đồ họa: TUẤN ANH

Cấu trúc hòa giải do Saudi Arabia kiến tạo tại Trung Đông với mục tiêu cuối cùng là Israel - Dữ liệu: LỤC MINH TUẤN - Đồ họa: TUẤN ANH

Chuyến thăm Trung Đông lần này của ông Blinken chính là bước triển khai cùng một lúc ba mục tiêu chiến lược nhằm "đi tắt" nhưng "đón đầu" thế trận hòa giải khu vực mà trục Nga - Trung đang xây dựng.

Saudi muốn tự cường

Dựa trên nền tảng nhận thức về vai trò "đầu tàu" trong tiến trình hòa giải khu vực xuất phát từ Saudi Arabia, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từng bước triển khai các kiến trúc mới bao quanh nhằm tận dụng tối ưu các lợi thế từ những gắn kết mà quốc gia này đã kiến tạo được.

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 2021 đến nay, Saudi Arabia đã có một sự chuyển đổi quan trọng về lập trường hòa giải nhằm thực hiện các trọng tâm "kinh tế hóa" và "đa dạng hóa" trong chiến lược "Tầm nhìn Saudi 2030" thông qua chuỗi động thái như sau:

Thứ nhất, Saudi Arabia tiến hành hòa giải lần lượt với tất cả các đối thủ của mình. Đầu tiên là thông qua Tuyên bố Al Ula tại cuộc họp thượng đỉnh Hội đồng các quốc gia vùng Vịnh (GCC) vào tháng 1-2021 giúp chấm dứt cuộc phong tỏa ngoại giao và bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Qatar.

Sau đó Saudi Arabia đã liên tục thúc đẩy các nỗ lực hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ (tháng 6-2022), với Iran (tháng 3-2023) và với Syria (tháng 4-2023). Không chỉ hòa giải với các nước đối trọng trong Liên đoàn Ả Rập (AL) và Tổ chức các nước Hồi giáo (OIC), Saudi Arabia còn khởi động tiến trình đối thoại hướng đến tiến trình đàm phán hòa bình với Israel từ tháng 4-2023.

Chuỗi động thái hòa giải này đã giúp Saudi Arabia giảm thiểu tối đa các đe dọa từ nhóm nước láng giềng có thể gây hại đến mục tiêu "kinh tế hóa" đến năm 2030.

Thứ hai, Saudi Arabia mở rộng tương tác với các đối thủ của Mỹ. Chuỗi động thái này được Saudi Arabia bộc lộ rõ ràng nhất khi không chỉ duy trì các hợp tác chặt chẽ với Nga trong khuôn khổ Tổ chức OPEC mở rộng (OPEC+), mà còn đẩy nhanh tiến trình gia nhập các tổ chức thuộc quỹ đạo ảnh hưởng của Nga như khối BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Thêm vào đó, Saudi Arabia đã đứng ra tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Ả Rập lần đầu tiên tại thủ đô Riyadh vào tháng 12-2022. Bằng các biện pháp này, Saudi Arabia có thêm nhiều lựa chọn hơn trong tiến trình "đa dạng hóa" các mối quan hệ theo "Tầm nhìn Saudi 2030".

Cả hai chuỗi động thái này đang diễn ra song hành cho thấy xu hướng tự chủ chiến lược ngày càng mạnh mẽ của Saudi Arabia - một trạng thái mà chính giới Mỹ vô cùng quan ngại. Lập trường của Saudi Arabia liên tục từ chối thi hành các biện pháp trừng phạt mà Mỹ muốn các đồng minh của họ áp đặt lên trục Nga - Trung càng cho thấy quan ngại về việc cường quốc Trung Đông này muốn sự thoát khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ trở nên thuyết phục.

Hai mục tiêu của Mỹ

Tuy nhiên, dường như chuyến thăm Riyadh lần này của ông Blinken đã vượt qua quan ngại đó nhằm "chuyển hóa" thành tựu của Saudi Arabia thành nền tảng lợi thế cho chính nước Mỹ. Chuyến thăm này cho thấy hai mục tiêu của Washington.

Thứ nhất, chen chân vào các "khoảng trống cuối" trong tiến trình hòa giải khu vực. Với việc tuyên bố thúc đẩy tiến trình hòa giải giữa Saudi Arabia và Israel, chuyến thăm của ông Blinken đã đánh dấu kịp thời sự trở lại của phía Mỹ trong cạnh tranh với vai trò hòa giải mà Trung Quốc đã thực hiện với cặp quan hệ Saudi Arabia - Iran, hay Nga đã hoàn thành khi đưa Syria gia nhập lại Liên đoàn Ả Rập.

Đây cũng là bước tiếp nối các nỗ lực đóng góp cho tiến trình hòa bình khu vực từ chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Biden vào tháng 7-2022 đã vận động thành công Chính phủ Israel cho phép người Palestine được lưu thông thường xuyên qua khu vực cầu Allenby để ra khỏi khu vực Bờ Tây hiện thuộc điểm nóng Israel - Palestine.

Thứ hai, Mỹ muốn tận dụng tối đa "đòn bẩy Saudi". Đây là mục tiêu chiến lược và mang tính kiến tạo cấu trúc mới mà phía Mỹ đã âm thầm thực hiện thời gian qua.

Với sự định hình một "tứ giác thương mại" (gồm Mỹ - Israel - UAE - Ấn Độ hay nhóm I2U2) thiết lập từ tháng 4-2023 và một "tứ giác đường sắt" (giữa Mỹ - Saudi Arabia - UAE - Ấn Độ) thiết lập cơ sở từ giữa tháng 5-2023, "đòn bẩy Saudi" không chỉ giúp Mỹ kiện toàn trục đồng minh chiến lược Mỹ - Saudi Arabia mà còn hoàn thiện cấu trúc ảnh hưởng mới với nhiều tam giác, tứ giác liên kết cụ thể dựa trên nền tảng hòa giải khu vực mà Saudi Arabia đang nỗ lực xây dựng.

Như vậy, chuyến thăm của ông Blinken lúc này đang triển khai những giải pháp quan trọng nhằm củng cố sự hiện diện chiến lược của Mỹ trong khu vực giữa bối cảnh định hướng "chính sách đối ngoại có kẻ thù" truyền thống của khu vực đang có nhiều thay đổi quan trọng.

Sự kiện toàn những cấu trúc mới đan cài lẫn nhau giữa thế trận cạnh tranh - đối trọng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc tại khu vực vì vậy đang có những biến chuyển theo xu hướng chạy đua kiến tạo hòa bình, chạy đua hòa giải xung đột.

Đây rõ ràng là một xu hướng tích cực có thể sớm đưa Trung Đông từ một điểm nóng xung đột trở thành trung tâm vận tải và hội tụ các hành lang kinh tế - năng lượng - vận tải quan trọng cả trên bộ lẫn trên biển của thế giới.

150 triệu USD

Theo Hãng tin Reuters, ngày 8-6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Thái tử Mohammed Bin Salman của Saudi Arabia và ngoại trưởng các thành viên Hội đồng các quốc gia vùng Vịnh (GCC). Trong cuộc gặp "cởi mở, thẳng thắn" kéo dài 40 phút, ông Blinken và thái tử Saudi Arabia bàn về các vấn đề từ xung đột ở Yemen, Sudan, Israel và nhân quyền.

Ngoại trưởng Mỹ cũng cam kết củng cố quan hệ với các nước vùng Vịnh và tuyên bố hỗ trợ 150 triệu USD để Iraq, Syria chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng.

TRẦN PHƯƠNG

Mỹ cảnh báo trả đũa Trung Quốc vì siết giám sát doanh nghiệp MỹMỹ cảnh báo trả đũa Trung Quốc vì siết giám sát doanh nghiệp Mỹ

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc tuyên bố Washington sẽ đáp trả việc Trung Quốc nhắm vào các công ty Mỹ, gọi đây là một cuộc chiến có động cơ chính trị và không công bằng.

Xem thêm: mth.32562043280603202-gnod-gnurt-o-uad-nod-tat-id-ym/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ đi tắt đón đầu ở Trung Đông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools