vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗi khổ của người trẻ ở thành phố Đông Nam Á thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới: Cuộc sống áp lực cực độ, U40 vẫn sống với

2023-06-10 08:05

Derek Chan (34 tuổi) có 1 ước mơ và sẽ làm việc 16 giờ mỗi ngày để đạt được ước mơ đó. Chan biết rằng điều đó sẽ không hề dễ dàng, nhưng những người trẻ ở Singapore như anh biết rất rõ đó là cuộc sống mà họ phải đối mặt.

Từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày, Chan tập trung cho công ty tư vấn mà anh vừa lập nên. Sau đó, từ 5h chiều đến nửa đêm là thời gian giành cho nghề tay trái: tài xế Grab.

Trước đây Chan làm việc tại 1 tập đoàn nhà nước với mức lương 100.000 đôla Singapore (tương đương 74.200 USD) mỗi năm. Nhưng anh đã quyết định nghỉ việc từ tháng 4. Vợ chồng Chan đã kết hôn được 2 năm nhưng cả hai chưa muốn có con và dành hết 35.000 SGD tiền tiết kiệm để Chan mở startup. Công việc lái xe Grab mang đến thu nhập khoảng 1.300 SGD mỗi tháng.

Chan nói rằng giờ anh “không có thời gian cho sở thích cá nhân”. “Tất cả đều xoay quanh tiền".

Cạnh tranh khốc liệt vì hệ thống giáo dục quá tốt, đồng nghĩa nhân tài nhan nhản

Cuộc sống của người trẻ ở Singapore thực sự cạnh tranh khốc liệt. Hơn một nửa thế hệ millennials (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) tốt nghiệp đại học. Hầu hết có thể sử dụng thông thạo hai ngôn ngữ và họ không có khoản nợ sinh viên treo lơ lửng trên đầu như nhiều thanh niên Mỹ.

Singapore là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số biết đọc biết viết cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất (đến năm 2021), 97,6% dân số trên 15 tuổi của nước này biết đọc biết viết.

Hầu hết các trường công ở Singapore dạy bằng tiếmg Anh. Học ngôn ngữ thứ hai là bắt buộc. Do đó, khoảng 74,3% dân số có thể sử dụng thành thạo 2 thứ tiếng, theo số liệu do Cục Thống kê Singapore công bố năm 2020.

Hai trường đại học công lập của Singapore là ĐH Quốc gia (NUS) và ĐH Công nghệ Nanyang xếp thứ 11 và 19 thế giới trong bảng xếp hạng QS Top Universities năm 2023.

Thế hệ millennials của Singapore không phải gánh trên vai khoản nợ sinh viên khổng lồ như ở Mỹ. Chính phủ Singapore có chính sách trợ cấp học phí đại học rất hậu hĩnh cho cả người bản địa và thường trú nhân.

Đối với 1 công dân Singapore, trung bình chi phí cho 4 năm đại học vào khoảng 38.250 SGD. Để so sánh, theo số liệu năm 2022, 1 công dân Mỹ phải trả 85.000 USD cho 4 năm tại các trường đại học công lập. Theo báo cáo năm 2022 của Cục thống kê Singapore, 63,1% người Singapore trên 25 tuổi tốt nghiệp đại học.

Nỗi khổ của người trẻ ở thành phố Đông Nam Á thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới: Cuộc sống áp lực cực độ, U40 vẫn sống với bố mẹ vì không mua nổi nhà - Ảnh 1.

Khắc cốt ghi tâm “5 chữ C” nhưng có 1 chữ C ngày càng xa tầm với

Từ năm 1986 đến 1996, nền kinh tế Singapore đạt được tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng: 12,8% mỗi năm. Đảo quốc này là 1 trong 4 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực nên được mệnh danh là những “con hổ châu Á”.

Một bộ phận thế hệ millennials của Singapore hiện nay đã sinh ra trong thời kỳ đó, khi chính phủ vẫn khuyến khích mỗi gia đình sinh 2 con để dân số tăng trưởng. Nhưng không giống như Trung Quốc, điều này không thành luật bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người trẻ Singapore đã sinh ra trong “gia đình trung lưu với quy mô bé hơn” so với thời của cha mẹ họ, theo nhận định của Tan Ern Ser, giáo sư xã hội học tại NUS.

Kết quả là, họ có điều kiện theo đuổi trình độ học vấn cao hơn. Và vì sinh ra trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, ước mơ phổ biến mà họ theo đuổi là 5 chữ C: cash (tiền mặt), credit card (thẻ tín dụng), condominium (chung cư), car (ô tô) và country-club membership (trở thành hội viên của 1 câu lạc bộ thể thao, nơi cung cấp các dịch vụ tập luyện 1 môn thể thao - thường là golf – và cả các dịch vụ ăn uống, giải trí đi kèm).

5 chữ C này đã trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người, đặc biệt là thế hệ X. Thậm chí những thứ để thể hiện địa vị này còn được gọi chung là “giấc mơ Singapore”. Đi kèm với đó là văn hóa “kiasu” nổi tiếng, tức nỗi sợ bị bỏ lỡ thứ gì đó và trở thành kẻ thua cuộc.

Cũng chính điều này tạo ra văn hóa cạnh tranh khốc liệt và thực sự những người trẻ Singapore có tham vọng rất lớn. Khi được hỏi anh lấy thước đo nào để đo lường thành công, câu trả lời của Chan rất đơn giản: doanh thu tăng vọt, phá vỡ mọi kỷ lục.

Trung bình người Singapore từ 25 đến 44 tuổi kiếm được 53.400 đến 81.900 SGD (tương đương 40.000 đến 61.000 USD) mỗi năm. Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore là 2,1%. Tuy nhiên, những con số cao chót vót không đồng nghĩa với lối sống xa hoa. Xếp ngang hàng với New York ở vị trí thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022 do EIU bình chọn, chi phí sống ở Singapore rất cao.

Singapore cũng là nước mà bạn phải tốn nhiều tiền nhất nếu muốn mua 1 chiếc xe ô tô. Ngoài giá xe, bạn sẽ phải trả thêm tiền thuế ở mức tối thiểu cũng lên tới 92.400 SGD.

Nỗi khổ của người trẻ ở thành phố Đông Nam Á thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới: Cuộc sống áp lực cực độ, U40 vẫn sống với bố mẹ vì không mua nổi nhà - Ảnh 2.

Hầu hết người trẻ mà Business Insider phỏng vấn đều tập trung vào việc tiết kiệm tiền. Chia Quan En, 27 tuổi và đang làm trong ngành truyền thông, cho biết mỗi tháng tiết kiệm được 50 – 60% thu nhập. Cậu dành dụm tiền để mua nhà và chuẩn bị cưới vợ.

Nhưng không phải ai cũng tiết kiệm được nhiều đến vậy. Mel Chia (33 tuổi) hiện đang làm quản lý truyền thông và kiếm được 80.000 đến 100.000 SGD mỗi năm. Tuy nhiên chi phí hàng tháng ngốn mất 60% số tiền đó. Hai khoản lớn nhất gồm tiền bảo hiểm và chi phí cho khoản vay thế chấp dùng để mua căn hộ mà cô đang ở.

Vì giá nhà quá đắt đỏ, nhiều người ngoài 30 tuổi vẫn lựa chọn tiếp tục sống với bố mẹ và chưa hề có ý định ra ở riêng. Lyndon Ang (27 tuổi) hiện đang làm việc tại 1 công ty game và kiếm được 48.000 SGD mỗi năm. Dù làm việc toàn thời gian và độc lập về tài chính, Ang vẫn đang sống cùng bố mẹ và em gái. Họ đều làm việc từ xa, tiền kiếm được chủ yếu dùng để mua thực phẩm và trả tiền điện nước. Họ cố gắng tiết kiệm được khoảng 1.000 SGD mỗi tháng.

Ang gần như không thể mua được nhà vì Singapore không cho phép người độc thân dưới 35 tuổi mua các căn hộ được chính phủ trợ giá.

Quý IV/2022, giá thuê 1 căn hộ 2 phòng ngủ ở các dự án nhà ở xã hội là từ 2.200 đến 2.850 SGD mỗi tháng. 5 năm trước, giá chỉ từ 1.550 đến 1.900 SGD mỗi tháng. Những người như Ang cho rằng họ nên bỏ qua 1 chữ C trong “giấc mơ Singapore” vì sở hữu 1 căn chung cư là điều bất khả thi.

Nhưng ngoài chuyện giá nhà quá đắt đỏ, nhiều người đơn giản không cảm thấy cần thiết phải có nhà riêng.

Trì hoãn sinh con và coi trọng trải nghiệm

Giống như những người trẻ ở khắp nơi trên thế giới, người trẻ Singapore cũng đi theo các xu hướng chung: trì hoãn sinh con, nghiện điện thoại và coi trọng trải nghiệm hơn là vật chất cụ thể.

Năm 2022, tỷ lệ sinh của Singapore giảm xuống mức thấp chưa từng thấy: 1,05 trẻ trên mỗi phụ nữ. Một phần nguyên nhân là do chi phí nuôi dạy 1 đứa trẻ quá cao, nhưng cũng vì họ còn phải chăm sóc bố mẹ mình với chi phí không hề nhỏ. Thứ trưởng Tài chính Singapore từng dự báo sẽ có ngày càng nhiều người dân phải đối mặt với “áp lực kép” khi vừa nuôi con vừa chăm bố mẹ già.

Một báo cáo mà JPMorgan công bố năm 2016 cho thấy thế hệ millennials trên toàn thế giới chi 34% số tiền mà họ tiêu qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của ngân hàng vào những thứ mang lại trải nghiệm hơn là vật chất như ăn uống, giải trí và du lịch. Người trẻ ngày càng ưu tiên việc sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc.

Bavani Palanivellu (32 tuổi) là một trong số những người như vậy. Cô nói đùa rằng mình đã đi theo hành trình “ăn, cầu nguyện và yêu” từ 6 năm trước, sau khi chia tay. Kể từ đó đến nay, Bavani đã đi leo núi ở Nepal, tham dự tiệc cưới được tổ chức trong rừng Amazon và nhận chứng chỉ dạy yoga tại 1 tu viện ở Ấn Độ.

Tham khảo Business Insider

Xem thêm: nhc.63903070016032881-ahn-ion-aum-gnohk-iv-em-ob-iov-gnos-nav-04u-od-cuc-cul-pa-gnos-couc-ioig-eht-tahn-od-tad-gnah-couht-a-man-gnod-ohp-hnaht-o-ert-iougn-auc-ohk-ion/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗi khổ của người trẻ ở thành phố Đông Nam Á thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới: Cuộc sống áp lực cực độ, U40 vẫn sống với ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools