vĐồng tin tức tài chính 365

Những nhát dao đâm trẻ em và cuộc khủng hoảng nhập cư

2023-06-11 07:28
Người đàn ông đau buồn vì hành vi tấn công trẻ em ở công viên tại Annecy - Ảnh: REUTERS

Người đàn ông đau buồn vì hành vi tấn công trẻ em ở công viên tại Annecy - Ảnh: REUTERS

Khi những đứa trẻ đang hồn nhiên vui đùa trong công viên "khu vườn của châu Âu" tuyệt đẹp và yên bình bên bờ hồ Annecy trong trẻo, rất nhiều con thiên nga trắng tinh bơi lội qua lại dưới nước… thì đột nhiên một thanh niên tay cầm dao, la hét và nhảy vào khu vui chơi của các em, đâm liên tiếp vào những đứa trẻ. 

Sự việc đã diễn ra vào lúc 9h45 (giờ địa phương) sáng 8-6 vừa qua làm ít nhất bốn trẻ em và hai người lớn bị thương, hung thủ đã bị bắt ngay sau đó.

Tuy nhiên, vụ việc này gây chấn động trên toàn nước Pháp vì nghi phạm là một người nhập cư, đến từ Syria, đã nhắm tấn công vào những trẻ em ngây thơ trong trắng.

Đâm trẻ em để trả thù việc bị từ chối nhập cư

Theo cảnh sát Pháp, tên hắn là Abdalmasih H, người Syria, 31 tuổi. Năm 2013, Abdalmasih xin tị nạn tại Thụy Điển, rồi kết hôn và có một con gái 3 tuổi ở đó.

Sau hai lần xin quốc tịch thất bại (năm 2017, 2022), Abdalmasih đã li dị với vợ và đến Pháp vào tháng 11-2022, sống vô gia cư, với mong muốn xin tị nạn tại đây.

Thế nhưng vì đã có hồ sơ tị nạn bên Thụy Điển rồi, nên Abdalmasih bị phía Pháp từ chối ngày 4-6, chỉ 4 ngày trước khi xảy ra vụ tấn công bằng dao các trẻ em.

Abdalmasih chỉ là một trong hàng triệu người nhập cư ở Pháp. Dĩ nhiên không phải người nhập cư nào cũng "nguy hiểm", thế nhưng sự việc lại một lần nữa nổi sóng, đặt ra những câu hỏi, những tranh cãi, những bất an đối với người dân Pháp về vấn đề nhập cư.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải thân chinh đến khu vực xảy ra hành vi khủng bố vào ngày 9-6 để gặp lực lượng cảnh sát và cứu hộ - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải thân chinh đến khu vực xảy ra hành vi khủng bố vào ngày 9-6 để gặp lực lượng cảnh sát và cứu hộ - Ảnh: REUTERS

Đương nhiên nhân cơ hội này, các đảng phái chính trị có cơ hội để chỉ trích nhau, chỉ trích chính sách của chính phủ Pháp không đủ mạnh nhằm ngăn chặn sự việc "hết sức man rợ", theo cách gọi của bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia, nhằm tạo uy tín và lợi thế cho những cuộc đua sau này.

Người dân Pháp chắc chắn không thể quên được vụ khủng bố kinh hoàng và đẫm máu nhất lịch sử kể từ hơn 40 năm qua tại Paris ngày 13-11-2015 đã cướp đi sinh mạng của 129 người và làm ít nhất 352 người bị thương. 

Bên cạnh thi thể của một tay súng là cuốn hộ chiếu người Syria, đăng ký nhập cư ở Hy Lạp và xin tị nạn ở Serbia.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng di cư

Chiến tranh, bất ổn chính trị và sự nghèo đói là những nguyên nhân đẩy hằng triệu người từ các nước Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á quyết rời quê hương, bất chấp nguy hiểm để tìm đường đến châu Âu. 

Theo các số liệu từ bộ nộ vụ Pháp mà đài EUROPE1 đưa tin, nội trong năm 2022, nước Pháp đã tiếp nhận 137.000 hồ sơ xin tị nạn. 

Tuy nhiên, con số này vẫn chỉ là một phần nhỏ so với con số hơn 1,3 triệu người tị nạn đổ về châu Âu chỉ riêng trong năm 2015.

Những con số trên được tách khỏi con số hàng chục triệu người tị nạn Ukraine đã ồ ạt sang châu Âu hơn một năm qua, kể từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine bắt đầu. 

Tuy nhiên các nước EU đã tiếp nhận họ và xử lý bằng một quy trình khác hẳn, được ưu ái và thuận lợi hơn rất nhiều so với người tị nạn hay di cư từ các nơi khác trên thế giới.

Gánh nặng và những bất an cho châu Âu

Các nước châu Âu đã quá mệt mỏi với những khoản chi khổng lồ về vấn đề an ninh, kinh tế, công ăn việc làm, an sinh xã hội, trợ cấp, giáo dục… cho hàng trăm ngàn người nhập cư mỗi năm.

Trong khi đó thì suy thoái và khủng hoảng kinh tế, nợ công từ thời dịch COVID-19 đang đẩy tỉ lệ thất nghiệp của dân bản xứ lên cao, đời sống của họ cũng đang gặp nhiều khó khăn. 

Đồng thời, nỗi ám ảnh về bạo lực và khủng bố đến từ những người nhập cư đã làm cho cuộc sống của người châu Âu ngày càng bất an. 

Các đảng phái chính trị theo chủ nghĩa dân tộc, cực hữu đã lợi dụng chủ đề nhập cư để công kích chính sách của chính phủ, đồng thời lôi kéo cử tri về phía mình.

Bà Giorgia Meloni của đảng có nguồn gốc phát xít đã trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Ý vào tháng 10-2022 phần lớn nhờ các khẩu hiệu chống nhập cư, coi nước Ý là trên hết và là của riêng người Italy.

Ở Pháp thì các cuộc thăm dò gần đây cho thấy khoảng 67% người dân Pháp muốn chính phủ Pháp có các chính sách cứng rắn hơn về nhập cư, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và liên tiếp xảy ra các vụ phạm tội do người nhập cư bất hợp pháp gây ra. 

Và cũng trong đợt bầu cử tổng thống Pháp vào năm ngoái, bà Marine Le Pen - lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia, đã về nhì với 43% số phiếu bầu.

Cũng như cha bà trước kia, bà cũng đã nhiều lần lên tiếng việc thắt chặt luật nhập cư cũng như "đuổi cổ" những người cư trú bất hợp pháp ra khỏi đất nước.

Bài toán nhập cư: Nhân đạo bất chấp rủi ro?

Lý do các nước tiếp nhận những người nhập cư trước tiên chính là vấn đề nhân đạo. Các công ước của Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đều có những quy chế về vấn đề di dân. 

Thật vậy, rời bỏ quê hương xứ sở là điều ít ai mong muốn, đó là chuyện cực chẳng đã khi chiến tranh, đói khát đe dọa tính mạng và đời sống của họ cũng như con cái họ. 

Nhiều người di dân đã thành công và có những đóng góp nhất định cho nước Pháp cũng như châu Âu, tạo một lực lượng lao động đáng kể thay thế cho dân số ở đây càng ngày càng già đi. 

Đơn cử một trường hợp hết sức thành công là cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ông là con trai của một di dân người Hungary và đã trở thành tổng thống thứ 23 của Pháp (2007-2012).

Bên cạnh đó cũng có nhiều người di cư thất bại. Vụ tấn công bằng dao bên bờ hồ Annecy vừa qua là một điển hình. 

Cảnh sát Pháp đã loại bỏ nguyên nhân khủng bố, và nguyên nhân thực sự vẫn đang được điều tra. 

Nhưng hồ sơ đã công bố chứng tỏ anh ta là một người nhập cư thất bại, không thể hội nhập vào xã hội Thụy Điển, không có công việc tốt, không xin được quốc tịch, hôn nhân tan vỡ, gia đình ly tán.

Anh ta tiếp tục thất bại khi xin tị nạn tại Pháp và có lẽ, đó là một giọt nước tràn ly dẫn đến hành động điên rồ nguy hại đến các trẻ em bốn ngày sau đó. 

Câu hỏi đặt ra là, nếu các nước EU có những chính sách tốt hơn với những người nhập cư, kiểu như cách mà họ đã làm đối với người tị nạn Ukraine, liệu bi kịch ở Annecy có xảy ra?

Một vấn đề rủi ro khác mà nước nào cũng lo sợ đó là những tổ chức khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) luôn biết cách len lỏi theo dòng người nhập cư để "trả thù" các nước phương Tây, như cách mà họ đã gây ra khủng bố kinh hoàng ở Paris năm 2015.

Thế nên khi dòng người nhập cư càng nhiều thì cuộc chiến chống khủng bố càng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn.

Nhân loại đã từng di cư từ thời cổ đại cho đến bây giờ và hầu hết các cuộc di cư đều rất gian khổ và khốc liệt, nhiều mất mát và đôi khi phải trả giá cả bằng mạng sống để mong tìm một nơi chốn bình yên. 

Một khi thế giới còn chiến tranh, còn đói nghèo, thì sẽ còn những làn sóng di cư.

Bài toán nhập cư sẽ càng ngày càng khó khăn, khi các chính phủ của EU bắt đầu e dè và thận trọng, còn người dân thì càng ngày càng cảm thấy bất an. 

Nếu các nước châu Âu thật sự siết chặt nhập cư thì quả thực sẽ là một thảm họa nhân đạo. Nhưng nếu làn sóng nhập cư cứ tiếp tục ồ ạt như hàng chục năm vừa qua, thì những bất ổn về kinh tế, bạo lực và khủng bố cũng sẽ là một nan đề cho nước Pháp và EU.

Anh cứng rắn ngăn chặn người di cư bất hợp phápAnh cứng rắn ngăn chặn người di cư bất hợp pháp

Ngày 26-4, Hạ viện Anh thông qua dự luật nhằm ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp của những người di cư qua eo biển Manche.

Xem thêm: mth.96482956011603202-uc-pahn-gnaoh-gnuhk-couc-av-me-ert-mad-oad-tahn-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những nhát dao đâm trẻ em và cuộc khủng hoảng nhập cư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools