vĐồng tin tức tài chính 365

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em

2023-06-11 12:02

Chiều 10.6, chúng tôi tham dự phiên tòa giả định do UBND P.8 (Q.10, TP.HCM) tổ chức, được dựng lại đúng quy trình tố tụng một vụ án hình sự.

Cha mẹ cần quan tâm hơn đến con cái

Phiên tòa giả định xét xử bị cáo Nguyễn Thanh N. (38 tuổi, ngụ TP.HCM) về tội bạo hành đối với người dưới 16 tuổi. Theo đó, bị cáo N. chung sống như vợ chồng với chị Nguyễn Thị T. và con riêng của chị T. là Nguyễn Thảo M. 

Trong thời gian từ tháng 9 - 11.2022, Nam đã nhiều lần có hành vi đánh đập, bạo hành, gây thương tích đối với M. Tuy nhiên, M. không dám kể với người nhà, chỉ đến khi giáo viên chủ nhiệm phát hiện thì lập tức báo với cơ quan công an. Trung tâm pháp y (Sở Y tế TP.HCM) kết luận M. có tỷ lệ thương tích 16%.

M. bị nhân tình của mẹ đánh đập, bạo hành

PHAN THU HOÀI

Hành vi của N. được nhận định nguy hiểm cho xã hội, tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác được nhà nước bảo vệ, ảnh hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn. Kết thúc phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thanh N. bị xử phạt 3 năm 6 tháng tù.

Bằng hình thức sân khấu hóa vừa sinh động, vừa gần gũi, người dân và nhất là các em trong độ tuổi thiếu nhi tham dự phiên tòa giả định đã có cơ hội tiếp cận các tình tiết vụ án, các quy định pháp luật một cách dễ hiểu, dễ nhớ. 

Không chỉ xét xử, phiên tòa còn giải thích cho bị cáo và những người liên quan mức độ nghiêm trọng của bạo hành trẻ em.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em - Ảnh 2.

Bị cáo N. (phải) đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, thừa nhận nhiều lần đánh M., tát mạnh khiến M. đập đầu xuống sàn nhà

PHAN THU HOÀI

Phiên tòa giải thích cho chị T., mẹ ruột M. về trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, phòng tránh bạo hành trẻ em. Để xảy ra vụ án này, tòa cho rằng có một phần lỗi và trách nhiệm của cha mẹ ruột M. Cha mẹ đã vô tâm, chưa thực hiện trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái.

Cùng với đó, M. bị bạo hành một thời gian dài, đã có những vết thương trên người. Nếu bậc làm cha mẹ biết quan tâm, chăm sóc con kỹ càng thì có thể phát hiện sớm sự việc. Ngoài các biểu hiện về thể chất thì các dấu hiệu khác cũng cần được lưu tâm như trẻ ngủ hay giật mình, chậm chạp, la khóc, hoảng sợ khi gặp người bạo hành…

"Qua vụ án này, chúng tôi mong rằng các thầy cô, các bậc cha mẹ nên quan tâm sát sao hơn đến việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Tránh trường hợp con bị đánh cha mẹ không hay, học trò bị đánh thầy cô không biết", hội thẩm phiên tòa giả định nhấn mạnh.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em - Ảnh 3.

Phiên tòa giả định với sự tham gia đầy đủ của các thành phần: Chủ tọa, Hội thẩm nhân dân, Viện KSND, thư ký, luật sư, bị cáo, người giám hộ

PHAN THU HOÀI

Chủ tọa phiên tòa cũng giải thích về hành vi tố giác tội phạm của giáo viên chủ nhiệm. Theo đó, chính nhờ sự quan tâm, cảnh giác mà hành vi của bị cáo được đưa ra ánh sáng để pháp luật trừng trị. Khi phát hiện, giáo viên đã không im lặng mà mạnh dạn tố giác, trình báo lên cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND P.8 (Q.10) cho biết, hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em, các hoạt động tuyên truyền được tổ chức với hình thức đa dạng, đổi mới. Phiên tòa giả định được tổ chức với sự hỗ trợ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP.HCM, Trường đại học Ngoại ngữ - tin học TP.HCM, Đoàn luật sư TP.HCM, Hội Luật gia Q.10... Theo ông Thành, tuyên truyền bằng hình thức trực quan mang lại hiệu quả thiết thực, nêu cao tinh thần phòng chống bạo lực gia đình.

"Luật Phòng, chống bạo lực gia đình từ ngày 1.7.2023 chính thức có hiệu lực, thay thế luật cũ, chúng tôi đang ra sức tuyên truyền, đảm bảo kịp thời đến người dân và các em thiếu nhi tại địa phương", ông Thành cho biết.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em - Ảnh 4.

Luật sư tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân tại UBND P.8, Q.10

PHAN THU HOÀI

Song song các hoạt động tuyên truyền, P.8 lập các diễn đàn lắng nghe tiếng nói trẻ em, tổ chức tư vấn pháp lý hỗ trợ người dân, tuyên truyền đầu số 111 - Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 2023, trao học bổng cho thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn...

Xem thêm: mth.904139371016032581-me-ert-hnah-oab-hnid-aig-cul-oab-gnohc-gnohp-neyurt-neyut-hnid-aig-aot-neihp/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools