vĐồng tin tức tài chính 365

Đi chợ, trà đá… không cần mang ví quét mã VietQR là xong

2023-06-13 16:59

Mã VietQR xuất hiện mọi nơi

Quán trà đá của chị Thoa, 47 tuổi, nằm ngay trên tuyến phố văn phòng Lý Thường Kiệt, Hà Nội nên thường tấp nập khách ra vào giờ nghỉ trưa. Đáng chú ý, dù chỉ 5.000 đồng/cốc trà đá nhưng nhiều vị khách đến đây vẫn có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Anh Trọng Đức (nhân viên văn phòng, 28 tuổi) đi cùng nhóm đồng nghiệp cho biết: “Lâu nay, chúng tôi quen mỗi khi rủ nhau đi ăn trưa mà không mang theo ví trong người vì các hàng quán bình dân đều dán mã VietQR, chỉ cần giơ điện thoại quét mã thanh toán là xong, nhanh và tiện lợi hơn nhiều”.

Trong khi đó, anh Lê Hải làm nghề giao hàng (shipper) tại Hà Nội cũng chia sẻ: “Một ngày trung bình tôi giao khoảng 50 - 70 đơn hàng cho khách. Đa phần khách hàng, đặc biệt dân văn phòng, giới trẻ đều thích thanh toán quét mã QR nên shipper cũng không còn phải chuẩn bị nhiều tiền lẻ để trả lại như trước. Chỉ cần in sẵn mã QR là khách có thể quét thanh toán luôn, vài giây là tài khoản có tiền, rất thuận tiện, nhanh chóng cho cả khách lẫn shipper. Không những thế, tôi còn tiết kiệm thời gian giao hàng nhờ vào việc chuyển sang thanh toán điện tử như này”.

Khảo sát tại nhiều quán ăn bình dân, cửa hàng, khu chợ dân sinh tại Hà Nội cũng cho thấy, mã VietQR được dán khắp nơi, từ các hàng rau, hoa quả, đến quầy thịt, cá... để thuận tiện cho khách thanh toán.

“Để mã VietQR này rất tiện, người mua hết có vài nghìn cũng đều có thể trả được. Trước không có mã thì khách quên mang tiền là chịu, nay người ta trả luôn, giảm hẳn tình trạng mua chịu” - chị Lê Thị Nam, tiểu thương tại chợ Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết.

Còn bác Cương, 55 tuổi, chủ cửa hàng thiết bị điện trên phố Trường Chinh cho hay, khoảng 60 - 70% khách mua hàng đều thanh toán chuyển khoản. Hơn nữa, từ khi cửa hàng dán mã QR thanh toán thì càng thuận tiện hơn cho khách hàng, tiền đến tài khoản cũng nhanh chóng, thu ngân có thể kiểm tra luôn. Ưu điểm là người già mắt kém không sợ chuyển nhầm tiền.

Có thể thấy, sự đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng của phương thức thanh toán quét mã VietQR đã thúc đẩy thói quen thanh toán điện tử của người dân. Giờ đây, mọi khoản thanh toán/chuyển tiền, từ mua hàng online, gọi xe công nghệ, thậm chí ăn bún, phở, uống cà phê, trà đá... đều có thể thực hiện chuyển khoản bằng quét mã VietQR. Thay vì phải nhập số tài khoản, chọn ngân hàng thụ hưởng, người dùng chỉ cần quét mã QR là có thể chuyển tiền chính xác, không lo chuyển nhầm đến số tài khoản khác. Hơn nữa, giao dịch chuyển tiền/thanh toán cũng được xử lý tức thì, không tốn thời gian giao dịch mà cũng không phát sinh bất kì khoản chi phí nào.

Đi chợ, trà đá… không cần mang ví quét mã VietQR là xong ảnh 1

Khách hàng quét mã VietQR có gắn số tiền thanh toán trên hóa đơn khi mua hàng

VietQR tăng trưởng ấn tượng sau 2 năm triển khai dịch vụ

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong 3 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74,63%, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51% về số lượng. Trong đó, thanh toán bằng phương thức QR code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị.

Cũng theo Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), kể từ khi dịch vụ chuyển nhanh Napas 247 bằng mã VietQR do NAPAS phối hợp các ngân hàng thành viên triển khai cung cấp ra thị trường từ tháng 6/2021, dịch vụ này đã có sự tăng trưởng hết sức ấn tượng qua mỗi giai đoạn.

Theo đó, ở giai đoạn đầu triển khai, dịch vụ chuyển tiền qua mã VietQR đã đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi tháng đạt 65,5% về số lượng giao dịch và 160% về giá trị giao dịch. Không những thế, bước sang năm thứ 2, dịch vụ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng bình quân cao, ở mức 38,5% về số lượng giao dịch và 28% về giá trị giao dịch.

Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc NAPAS cho biết, chỉ sau 2 năm triển khai, NAPAS đã không ngừng mở rộng lên đến 52 ngân hàng thành viên tham gia cung cấp dịch vụ chuyển nhanh Napas 247 bằng mã VietQR cho người dùng, chiếm gần 100% thị phần ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển nhanh Napas247. Theo đó, với những lợi thế như thao tác đơn giản, gia tăng tốc độ thanh toán cũng như không mất chi phí đầu tư thiết bị chấp nhận thanh toán (POS) hay trả phí dịch vụ cho ngân hàng, phương thức chuyển tiền bằng quét mã VietQR đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng lẫn người bán hàng, góp phần thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt thời gian qua.

“Để mang lại trải nghiệm thanh toán mới mẻ, hướng tới mục tiêu cung cấp hệ sinh thái thanh toán điện tử đa dạng, nhiều tiện ích cho người dùng, từ đầu năm 2022, NAPAS đã triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng phương thức quét mã VietQR. Đồng thời, NAPAS tiếp tục triển khai dự án thanh toán xuyên biên giới bằng mã VietQR cho du khách Việt khi sang du lịch, công tác tại Thái Lan”, ông Nguyễn Quang Minh chia sẻ.

Mã QR (Quick Response Code - mã phản hồi nhanh) xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm gần đây và nhanh chóng được phổ cập với người tiêu dùng, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 tại nước ta. Từ những hình thức đơn giản như quét mã QR tra cứu thông tin, khai báo dịch tễ để kiểm soát sự lây nhiễm của dịch bệnh, đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong siêu thị hay trải nghiệm các dịch vụ tài chính của các ngân hàng và trung gian thanh toán.

Bên cạnh mức độ nhận biết tỷ lệ thuận với độ phủ sóng thì sự xuất hiện của mã QR còn làm thay đổi căn bản bức tranh thanh toán Việt Nam. Nhiều dịch vụ thanh toán bằng mã QR đã được các trung gian thanh toán triển khai đến nhóm khách hàng riêng lẻ. Tuy nhiên, việc triển khai thanh toán bằng mã QR chỉ áp dụng tại hệ thống các cửa hàng lớn có chấp nhận hình thức thanh toán điện tử (merchant), trong khi người dân vẫn phải sử dụng tiền mặt cho nhu cầu cơ bản như đi chợ, sử dụng dịch vụ ăn uống vỉa hè, trả phí giao nhận hàng hóa...

Trước thực trạng này, NAPAS đã cho ra đời dịch vụ chuyển tiền bằng mã VietQR, không những áp dụng tại các merchant lớn mà còn mang đến phương tiện thanh toán đơn giản, dễ dàng cho các khoản chi tiêu hàng ngày của mọi người dân.

Trong thời gian tới, đứng trước những thách thức cạnh tranh cùng nhu cầu thanh toán không ngừng tăng cao của thị trường thanh toán mã QR, NAPAS sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ VietQR phổ cập hơn nữa đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và phủ rộng đến nhiều loại hình dịch vụ như dịch vụ công, công ích (điện, nước…). Song song, NAPAS tăng cường triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã VietQR tại nội địa và xuyên biên giới với các quốc gia trong khu vực châu Á.

Đặc biệt, với sự định hướng, chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo, NAPAS hứa hẹn sẽ tiếp tục tối ưu những tiện ích trải nghiệm của người dùng với mã VietQR để góp phần hiện thực mục tiêu xây dựng một xã hội không dùng tiền mặt và phổ cập tài chính toàn diện tại Việt Nam.

VietQR là nhận diện thương hiệu chung dành cho các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản bằng mã QR được xử lý qua mạng lưới NAPAS và các ngân hàng thành viên, các trung gian thanh toán, các đối tác thanh toán trong và ngoài nước. VietQR tuân thủ tiêu chuẩn thanh toán QR của EMV Co. và bộ Tiêu chuẩn cơ sở cho mã QR do Ngân hàng Nhà nước ban hành tại Quyết định số 1928/QĐ-NHNN.

Tháng 11/2022, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan, đã diễn ra Lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng mã QR Việt Nam - Thái Lan, qua đó đem lại cho người dân, khách du lịch, đơn vị bán hàng hai bên một phương thức thanh toán với chi phí rẻ hơn, nhanh hơn, an toàn, tiện lợi hơn. Dự án này được Ngân hàng Nhà nước và NHTW Thái Lan phối hợp thực hiện từ năm 2020, thông qua hai đầu mối là Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty chuyển mạch quốc gia Thái Lan (NITMX).

Dự kiến NAPAS sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kết nối thanh toán VietQR tại một số quốc gia khác như Lào, Campuchia, Hàn Quốc...

Xem thêm: lmth.074323tsop-gnox-al-rqteiv-am-teuq-iv-gnam-nac-gnohk-ad-art-ohc-id/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Đi chợ, trà đá… không cần mang ví quét mã VietQR là xong”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools