vĐồng tin tức tài chính 365

Bát bún 40 nghìn đồng ở Trung Quốc "hóa rồng" ngoạn mục, bùng nổ thành "máy in tiền" gần chục tỷ đô

2023-06-16 03:15
Bát bún 40 nghìn đồng ở Trung Quốc "hóa rồng" ngoạn mục, bùng nổ thành "máy in tiền" gần chục tỷ đô - Ảnh 1.

Theo Thời báo Công Thương Trung Hoa, vào dịp Tết Âm lịch năm 2020, khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành, bún ốc Liễu Châu (được gọi là luosifen) - với tư cách là đại diện của "nền kinh tế tại gia" - đã "cháy hàng" trên nền tảng thương mại điện tử Taobao của Trung Quốc.

Ngày 26/4/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến khu sản xuất bún ốc Liễu Châu tại thành phố Liễu Châu, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, để tìm hiểu tình hình phát triển của ngành nghề này, và góp phần quảng bá cho bún ốc Liễu Châu.

Theo thống kê từ Cục Văn hóa, Phát thanh, Truyền hình và Du lịch thành phố Liễu Châu, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 đã có 3,7338 triệu du khách tới Liễu Châu để thưởng thức món đặc sản trên, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo "Báo cáo phân tích hành vi tiêu dùng và hiện trạng phát triển ngành bún ốc Trung Quốc năm 2023" của iiMedia Research, vào năm 2022, doanh thu bán hàng toàn ngành bún ốc Liễu Châu đạt 60,07 tỷ CNY (8,4 tỷ USD), tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước đó, chiếm khoảng 2,28% GDP tỉnh Quảng Tây năm 2022.

Trong tương lai, ngành bún ốc Liễu Châu sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng và dự kiến đạt 88,99 tỷ CNY (12,4 tỷ USD) vào năm 2025.

Trong khi ngành công nghiệp bún ốc tiếp tục phát triển, Liễu Châu đang đi đầu trong việc khám phá ý nghĩa văn hóa của nó, tạo ra động lực mới cho du lịch văn hóa và tạo ra một “tấm danh thiếp” mới cho thành phố này, hiện thực hóa việc nâng cấp và chuyển đổi từ "bát bún nhỏ" (chỉ có giá khoảng 13 CNY, tương đương 42 nghìn VNĐ) trở thành "ngành công nghiệp lớn" trị giá cả chục tỷ USD.

Bát bún 40 nghìn đồng ở Trung Quốc "hóa rồng" ngoạn mục, bùng nổ thành "máy in tiền" gần chục tỷ đô - Ảnh 2.

Không gian trong Phòng triển lãm văn hóa Luobawang. Ảnh: CMG

Truyền bá hương vị, nhưng cũng truyền bá văn hóa

Theo Thời báo Công Thương Trung Hoa, tại di chỉ khảo cổ hang động Bạch Liên nằm ở ngoại ô phía nam thành phố Liễu Châu - là nơi ra đời của nền văn minh tiền sử sông Liễu, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng lớn vỏ ốc tích tụ tại khu vực này.

Điều này cho thấy ngay từ 20.000 năm trước, những cư dân đầu tiên của Liễu Châu đã bắt đầu đánh bắt ốc và trai để làm thức ăn, và nhóm người sống trong hang Bạch Liên cũng là một trong những người ăn ốc sớm nhất ở miền nam Trung Quốc.

Nghê Diêu Dương - Chủ tịch Hiệp hội Bún ốc Liễu Châu – cho biết: "Bún là món ăn truyền thống của người Hán, còn măng chua làm từ măng ngọt là món ăn truyền thống của những dân tộc thiểu số như người Miêu, người Động. Bún ốc kết hợp văn hóa ẩm thực của người Hán và các dân tộc thiểu số để tạo ra vị cay, vị tươi, vị chua, đã miệng của món ăn.”

Ông Nghê tin rằng việc truyền bá hương vị của bún ốc Liễu Châu cũng quan trọng như việc kế thừa văn hóa của nó. Vì lý do này, ông đã mất hai năm rưỡi để xây dựng Bảo tàng Văn hóa Ẩm thực Bún ốc để thu thập các hương vị của thành phố này.

Theo Thời báo Công Thương Trung Hoa, bún ốc Liễu Châu là một “tấm danh thiếp” của thành phố này, và chính quyền Liễu Châu đã đầu tư khám phá ý nghĩa văn hóa của món ăn này.

Vào đầu năm 2018, Liễu Châu đã thành lập một nhóm chuyên gia để phát triển ngành bún ốc, xây dựng một loạt các văn bản chính sách và hoạch định hệ thống văn hóa bún ốc từ cấp độ vĩ mô. Cũng trong năm 2018, “Nghề làm bún ốc thủ công” được chọn vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; và đến cuối năm 2020 tiếp tục được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc.

"Tôi hy vọng có thể khai thác sâu hơn ý nghĩa văn hóa của bún ốc, để nó không chỉ thỏa mãn khẩu vị của mọi người mà còn mang lại giá trị văn hóa sâu sắc hơn, để có thể hình thành một hệ thống sản nghiệp phong phú và đa dạng", Đổng Kình Lâm - Phó giám đốc Bảo tàng Liễu Châu - cho biết.

Bát bún 40 nghìn đồng ở Trung Quốc "hóa rồng" ngoạn mục, bùng nổ thành "máy in tiền" gần chục tỷ đô - Ảnh 3.

Du khách tham quan dây chuyền sản xuất bún ốc Liễu Châu của công ty Luobawang. Ảnh: CMG

Đào sâu yếu tố “ốc” để phát triển văn hóa và du lịch

Theo Thời báo Công Thương Trung Hoa, việc bún ốc đóng gói bán chạy trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã thu hút các công ty thực phẩm từ khắp Trung Quốc đến Liễu Châu "học hỏi kinh nghiệm". Chỉ riêng một nhà máy cũ của công ty thực phẩm Luobawang chuyên sản xuất bún ốc đóng gói đã tiếp nhận hơn 500 người/tháng đến học hỏi kinh nghiệm.

Cơ quan văn hóa và du lịch của thành phố Liễu Châu cũng nhận thấy tiềm năng của việc tạo ra một tuyến du lịch công nghiệp gọi là "tour du lịch bún ốc".

Lưu Lợi – Cục trưởng Cục Văn hóa, Phát thanh, Truyền hình và Du lịch thành phố Liễu Châu - khi đi khảo sát Khu công nghiệp Luobawang, đã gợi ý rằng khu công nghiệp này nên tận dụng du lịch công nghiệp để thúc đẩy hoạt động tiếp thị.

Ngày 30/3/2021, Khu công nghiệp Lạc Duy Luobawang đã chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động, đây hiện là nhà máy có quy mô lớn nhất, dây chuyền sản xuất có mức độ tự động hóa cao nhất trong số các doanh nghiệp bún ốc Liễu Châu. Hơn nữa, Luobawang cũng đã xây dựng Phòng triển lãm văn hóa Luobawang với diện tích hơn 1.200 m2 để phục vụ du lịch. Hiện tại, nơi đây đã trở thành điểm “check-in” nổi tiếng khắp mạng xã hội Trung Quốc, là nơi phải đến khi tới Liễu Châu.

Bát bún 40 nghìn đồng ở Trung Quốc "hóa rồng" ngoạn mục, bùng nổ thành "máy in tiền" gần chục tỷ đô - Ảnh 4.

Du khách trải nghiệm cảm giác tự phục vụ một bát bún ốc Liễu Châu tại Phòng triển lãm văn

Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác truyền thông "Đối tác ASEAN" năm 2023 do Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) và chính quyền Quảng Tây đồng tổ chức, vào ngày 7/6, phóng viên đến từ 8 nước ASEAN đã có cơ hội đến thăm Liễu Châu, tham quan Phòng triển lãm văn hóa Luobawang để tìm hiểu về quá khứ và hiện tại của món bún ốc Liễu Châu; quan sát quy trình sản xuất bún ốc và trải nghiệm tự phục vụ một bát bún ốc thơm ngon và hấp dẫn.

Ngoài ra, thành phố Liễu Châu cũng tích cực xây dựng các dự án văn hóa và du lịch như Thị trấn Bún ốc, Phố Ốc và Công viên Ốc. Hiện tại, một quần thể du lịch bao gồm Khu công nghiệp Bún ốc Liễu Châu, Thị trấn Bún ốc, Bảo tàng Khoa học Hang động Bạch Liên đã trở thành danh lam thắng cảnh cấp 4A của Trung Quốc.

Theo thống kê từ Cục Văn hóa, Phát thanh, Truyền hình và Du lịch thành phố Liễu Châu, thành phố này đã đón 3,7338 triệu du khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu từ du lịch đạt 2,357 tỷ CNY (329,4 triệu USD), tăng 65,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm: nhc.431256391516032881-od-yt-cuhc-nag-neit-ni-yam-hnaht-on-gnub-cum-naogn-gnor-aoh-couq-gnurt-o-gnod-nihgn-04-nub-tab/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bát bún 40 nghìn đồng ở Trung Quốc "hóa rồng" ngoạn mục, bùng nổ thành "máy in tiền" gần chục tỷ đô”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools