Áp dụng những đối tượng nào?
Theo dự thảo, thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam gồm: văn bằng giáo dục đại học, văn bằng giáo dục phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo hệ thống giáo dục của nước cấp bằng (gọi chung là văn bằng).
Thông tư sẽ áp dụng đối với người có văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp; trung tâm công nhận văn bằng trực thuộc Cục Quản lý chất lượng; sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Nội dung công nhận văn bằng gồm cấp học, trình độ đào tạo tương ứng với một trong những hệ thống sau: Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc khung trình độ quốc gia Việt Nam; Chuẩn phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO (ISCED 2011); hệ thống giáo dục hoặc khung trình độ quốc gia của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.
Định hướng của chương trình giáo dục, đào tạo; trình độ đào tạo kế tiếp chấp nhận văn bằng là điều kiện đầu vào.
3 điều kiện công nhận và sử dụng
Dự thảo đưa ra ba điều kiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể, thứ nhất, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài được công nhận khi đáp ứng một trong ba điều kiện sau:
Chương trình giáo dục được kiểm định chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính hoặc được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.
Cơ sở giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc được cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính công nhận chất lượng và văn bằng được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết được công nhận theo các điều khoản của hiệp định, thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế.
Thứ hai, văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi cơ sở giáo dục được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo theo quy định.
Thực hiện hoạt động đào tạo theo quy định về hợp tác, đầu tư trong giáo dục và theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đồng thời đáp ứng quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài thực hiện tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục Việt Nam phải xác nhận bằng ba văn bản về việc chương trình liên kết đáp ứng quy định về liên kết đào tạo và văn bản phê duyệt liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thứ ba, việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác do bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Sinh viên trên toàn cầu đang ngày càng đặt câu hỏi về lợi ích của giáo dục, kể cả ở Mỹ. Nhưng không ở đâu vấn đề bằng đại học vô giá trị nhức nhối hơn Ấn Độ.