Một nghiên cứu mới cho thấy một ngày trên Trái đất từng chỉ có 19 giờ, và điều này đã kéo dài khoảng 1 tỉ năm, được gọi là "tỉ nhàm chán".
Giai đoạn này, các hoạt động mảng kiến tạo của Trái đất giảm bớt, quá trình địa hóa bắt đầu xuất hiện. Mặt khác, việc tiến hóa của sự sống gần như ngưng trệ, dù chỉ ở dạng đơn giản nhất.
Cũng vào thời điểm này, Mặt trăng ở gần Trái đất hơn hiện nay và lơ lửng ở một khoảng cách không đổi.
"Theo thời gian, Mặt trăng đã đánh cắp năng lượng quay của Trái đất để tự đẩy nó lên quỹ đạo cao hơn, xa Trái đất hơn", ông Ross Mitchell thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và ông Uwe Kirscher thuộc Đại học Curtin, Úc giải thích trong một công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.
Do sự chuyển động ra ngoài của Mặt trăng, Trái đất quay chậm lại. Đôi khi có những ngày ánh nắng Mặt trời kéo dài hơn một chút trên Trái đất.
Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã khám phá ra ngày trên hành tinh của chúng ta dài ra từ từ trong nhiều tỉ năm qua, với tốc độ hơn 0,000015 giây/năm.
Trong các nghiên cứu, hầu hết các mô hình về sự quay của Trái đất đều dự đoán độ dài ngày trên hành tinh của chúng ta đã tăng đều đặn trong vòng 3 đến 4 tỉ năm qua. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 đã phát hiện một ngày trên Trái đất cách đây 1,4 tỉ năm kéo dài có 18 giờ.
Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào trong vòng quay của Trái đất đều không để lại dấu vết địa chất.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu khác lập luận rằng "tỉ nhàm chán" năng động hơn nhiều so với tên gọi của nó.
Mặt khác, mảnh đất màu mỡ của giai đoạn "tỉ nhàm chán" đã cung cấp cho Trái đất của chúng ta một cuộc sống phong phú ngày nay.
Các nhà nghiên cứu vừa báo cáo trên tạp chí Nature Geoscience rằng lõi bên trong Trái đất tạm thời ngừng quay so với lớp phủ và bề mặt. Hiện hướng quay của lõi có thể đang đảo ngược.