vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm sáng trong tháng 5 và hy vọng sự "trở mình" của ngành thép

2023-06-19 07:30

Tiêu thụ thép trong tháng 5 tăng 13,6%

Đại Biểu Nhân Dân dẫn nguồn Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 5, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3%; bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang với cùng kỳ 2022.

Cụ thể, trong tháng 5, sản xuất và tiêu thụ thép đã có sự tăng trưởng so với tháng trước. Trong đó, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3% nhưng giảm 19,7% so với cùng kỳ 2022; bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang mức cùng kỳ 2022.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, sản xuất thép thành phẩm đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ. Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,409 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ.

Về tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép, tính chung 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3,769 triệu tấn với trị giá hơn 3,162 tỷ USD, giảm 5,15% về lượng và giảm 24,36% về giá trị. Trung Quốc là quốc gia cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam, với mức 54,7%; tiếp đến là Nhật Bản; Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,257 triệu tấn thép, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,522 tỷ USD giảm 23,79% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là khu vực ASEAN (36,38%), EU (24,15%), Hoa Kỳ (7,55%), Ấn Độ (5,72%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,21%).

Vào cuối tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Thép thế giới (WSA) đưa ra dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022.

Theo đó, Đông Á và Đông Nam Á sẽ đóng góp phần lớn tăng trưởng nhu cầu năm 2023, bù đắp cho sự suy yếu ở châu Âu và Hoa Kỳ. WSA dự kiến nhu cầu thép năm 2023 sẽ tăng 40,8 triệu tấn.

Kinh tế vĩ mô - Điểm sáng trong tháng 5 và hy vọng sự 'trở mình' của ngành thép

Hiệp hội Thép thế giới dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022. Ảnh minh họa: ITN.

Dự đoán thị trường thép Việt Nam phục hồi vào cuối năm 2023

Trước đó trao đổi với TTXVN, ông Đoàn Danh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, với các nỗ lực về tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, gói vay tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội, đồng thời tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực hơn so với mặt bằng chung trên thế giới, thị trường thép nhiều khả năng sẽ phục hồi trong quý 3 và quý 4 năm nay.

Theo ông Đoàn Danh Tuấn, mặc dù năm 2023 vẫn là một năm có nhiều khó khăn và thách thức với các lĩnh vực công nghiệp nhưng kinh tế Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, tích cực hơn so với các nước trên thế giới.

Tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 6,5%, trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khoảng 1,5%, các nước khu vực Đông Nam Á trung bình khoảng 5%.

Trong nước, Quốc hội cũng đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế trị giá 350.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2022-2023; trong đó dành 113.840 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng, tập trung vào các dự bán trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành, các cảng logistics lớn. Điều này kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao.

Ngoài ra, trong tháng 2, Chính phủ đã phê duyệt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án nhà ở xã hội. Những yếu tố này dẫn tới tiêu thụ thép trong quý 3 và quý 4 năm nay có thể tăng trưởng mạnh.

Về dài hạn, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 240kg/đầu người hiện nay lên mức 290kg/đầu người vào năm 2030. Nhu cầu thép sẽ tập trung nhiều vào hợp kim hoặc thép chất lượng cao.

Bên cạnh đó VSA, tình hình tiêu thụ thép thô mặc dù vẫn giảm trong những tháng đầu năm nay nhưng thị trường bắt đầu có sự cải thiện. Sản lượng thép thô trong 2 tháng đầu năm giảm 22% so với cùng kỳ xuống 2,9 triệu tấn và tiêu thụ giảm 10% xuống 3,1 triệu tấn.

Nhu cầu thép toàn cầu năm 2023 được dự đoán là 1,82 tỷ tấn

Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2023 lên mức tăng trưởng 2,3%, so với dự báo tăng trưởng 1% được đưa ra vào tháng 10/2022 khi tâm lý thị trường ảm đạm hơn. Sản xuất dự kiến dẫn đầu sự phục hồi, nhưng lãi suất cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu thép.

Thông tin trên Kinh tế & Đô thị, tại Việt Nam, số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho thấy, sản xuất thép thành phẩm Quý I năm 2023 đạt 6,692 triệu tấn, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt 6,068 triệu tấn, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xuất khẩu đạt 1,659 triệu tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

VSA nhận định, kinh tế quý I/2023 của nước ta vẫn duy trì mức tăng trưởng phù hợp nhờ hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và điều hành, quản lý vĩ mô của Chính phủ, Thủ tướng Chính phú, bộ ngành và địa phương trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, tăng trưởng nhiều quốc gia suy thoái. Tốc độ tăng GDP quý I năm nay đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước.

Giám đốc điều hành Ternium và Chủ tịch Ủy ban kinh tế Worldsteel Máximo Vedoya cho biết: “Lạm phát dai dẳng và lãi suất cao ở hầu hết các nền kinh tế sẽ hạn chế sự phục hồi của nhu cầu thép vào năm 2023, bất chấp yếu tố tích cực như: Trung Quốc mở cửa trở lại, khả năng phục hồi của châu Âu trước khủng hoảng năng lượng và việc nới lỏng các nút thắt trong chuỗi cung ứng,”

Nhu cầu thép thành phẩm toàn cầu được dự đoán là 1,82 tỷ tấn vào năm 2023. Năm 2022, nhu cầu này giảm 3,2% so với cùng kỳ xuống còn 1,78 tỷ tấn do hoạt động của các ngành sử dụng thép sụt giảm rõ rệt trong quý IV, ảnh hưởng của việc điều chỉnh lượng hàng tồn kho.

Vào năm 2024, nhu cầu sẽ tăng 1,7% so với cùng kỳ lên 1,85 tỷ tấn, với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại về 0, nhưng các khoản đầu tư vào quá trình khử cacbon và các nền kinh tế mới nổi năng động, chủ yếu ở châu Á, sẽ thúc đẩy động lực toàn cầu tích cực.

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.751316a-peht-hnagn-auc-hnim-ort-us-gnov-yh-av-5-gnaht-gnort-gnas-meid/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điểm sáng trong tháng 5 và hy vọng sự "trở mình" của ngành thép”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools