vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng tốc xây đường cao tốc trục ngang

2023-06-19 09:55
Tăng tốc xây đường cao tốc trục ngang - Ảnh 1.

Người dân đã dần quen với thông tin khánh thành các đường cao tốc Bắc - Nam, nâng tổng số km đường cao tốc trục dọc Bắc - Nam lên 950km. Nhưng nay, cũng là làm đường cao tốc lại rất khác, đó là thay vì làm trục dọc hướng Bắc - Nam thì làm đường cao tốc trục ngang, đường vành đai để kết nối các địa phương và trục cao tốc Bắc - Nam.

Đi lại thuận lợi với đường cao tốc trục ngang

Sau khi cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188km đi qua bốn địa phương An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng (là tuyến trục ngang đầu tiên tại ĐBSCL) được khởi công, dự kiến tuần này, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu dài 27km nối cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh và cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cũng được khởi công.

Đây là đoạn thuộc tuyến trục ngang cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh. Còn tuyến cao tốc trục ngang Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu hiện Bộ Giao thông vận tải đã giao Ban quản lý dự án Mỹ Thuận nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm, khu vực ĐBSCL đã được hoạch định đến năm 2050 có 1.188km/9.014km của cả nước, được phân bố đồng đều với ba trục dọc và ba trục ngang. Đến thời điểm này đã hoàn thành đưa vào khai thác 90km, hiện đang triển khai thi công và đến năm 2025 cơ bản hoàn thành thêm 458km.

"Như vậy, đến năm 2025, ĐBSCL có khoảng 548km đường bộ cao tốc", ông Lâm nói.

Ở khu vực Đông Nam Bộ, tuyến đường vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối với năm tuyến cao tốc hướng tâm. Chẳng hạn đường vành đai 3 TP.HCM kết nối và sẽ phát huy hiệu quả cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Đây là tuyến đường ngắn nhất kết nối TP.HCM với Campuchia. Hiện tỉnh Tây Ninh cũng được giao triển khai cao tốc Gò Dầu - Xa Mát để nối dài cao tốc Mộc Bài.

Còn tuyến Bến Lức - Long Thành sau khi được tháo gỡ khó khăn cũng bắt đầu triển khai thi công lại một số gói thầu. Cách đây vài hôm, lãnh đạo UBND TP.HCM cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đi khảo sát để chuẩn bị triển khai cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.

Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài hơn 100km đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận  - Ảnh: ĐỨC TRONG

Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài hơn 100km đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG

Nối với "động mạch chủ"

Chuyên gia giao thông Nguyễn Ân nói cao tốc trục dọc Bắc - Nam được ví như động mạch chủ, còn cao tốc trục ngang như mạch máu. Sự kết hợp hoàn hảo trục ngang - dọc như đường "xương cá" sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư tuyến trục dọc.

"Trong bối cảnh ngân sách có hạn, cần chọn làm trước những vị trí trục ngang kết nối dự án trọng điểm, kết nối các đô thị hạt nhân, đầu tàu để phát huy hiệu quả kinh tế. Khi ngân sách hạn chế, cần thu phí mới có thể lấy tiền nuôi đường, đầu tư thêm các đường cao tốc khác", ông Ân nói.

TS Phạm Hoài Chung, phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển (Bộ Giao thông vận tải), cho rằng ngoài cao tốc, miền Nam còn có hệ thống đường thủy nội địa rất lợi thế. Khai thác song hành được cả giao thông thủy - bộ thì rất tuyệt, giúp chi phí logistics thấp, hàng hóa có tính cạnh tranh cao.

Đánh giá cao tầm quan trọng của quy hoạch giao thông trục ngang, KTS Trần Ngọc Chính, chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhận định trục giao thông Bắc - Nam đã tương đối hoàn chỉnh qua quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc - Nam cũng đang hoàn thiện, nhưng tuyến Đông - Tây vẫn thiếu. Có cao tốc thì hàng hóa, đi lại sẽ nhanh chóng thuận tiện từ biên giới ra biển, giúp đô thị dọc tuyến phát triển theo.

Đồ họa: Tấn Đạt

Đồ họa: Tấn Đạt

Địa phương nhập cuộc làm đường cao tốc

Nhìn các dự án cao tốc khởi công vài ngày gần đây cho thấy sự nhập cuộc mạnh mẽ của các địa phương khi được giao triển khai các dự án cao tốc. Chỉ sau một năm được Quốc hội thông qua, các địa phương đã chuẩn bị đủ các điều kiện khởi công, thay vì thông thường như trước đây phải mất hai năm.

Như cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được giao cho bốn địa phương An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Hay dự án đường vành đai 3 TP.HCM do bốn địa phương TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai triển khai. TP.HCM lần đầu tiên được giao làm cơ quan điều phối chung toàn dự án đi qua nhiều tỉnh thành.

TS Phạm Hoài Chung đánh giá việc phân cấp giúp huy động được nguồn lực tổng thể từ tài chính, công tác tổ chức thực hiện. Ví dụ như tuyến đường vành đai 3 TP.HCM giao về địa phương thì công tác mặt bằng rất nhanh. Nguồn nguyên vật liệu các địa phương cũng phối hợp trơn tru.

Còn theo KTS Trần Ngọc Chính, quy hoạch thì trung ương, thiết kế thì Bộ Giao thông vận tải, nhưng khi làm nên chia từng khu vực cho địa phương. Sự phân cấp còn tạo thi đua giữa các tỉnh thành. Khó khăn địa phương cũng xử lý nhanh, không gây vướng một điểm là làm chậm cả dự án.

Làm tiếp 1.300km cao tốc trong ba năm tới mới đạt mục tiêu

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải), từ năm 2020 đến nay đã có thêm 566km, nâng tổng số km đường cao tốc cả nước lên 1.729km. Trong đó, có 166km do các địa phương đầu tư hoặc làm cơ quan chủ quản.

Chính phủ xác định đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000km đường cao tốc. Để đạt mục tiêu này trong ba năm tới, cả nước phải đầu tư thêm 1.300km.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ ngành, địa phương bấm nút khởi công dự án vành đai 3 ở TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ ngành, địa phương bấm nút khởi công dự án vành đai 3 ở TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cam kết 2026 hoàn thành đường vành đai 3 TP.HCM

Sáng 18-6, UBND TP.HCM, UBND các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ khởi công dự án đường vành đai 3 TP.HCM và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Phát biểu tại lễ khởi công ở điểm cầu TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thực tiễn đã chứng minh, giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội đến đó.

Tổng chiều dài của ba tuyến là 247km với tổng vốn hơn 115.000 tỉ đồng. Theo Thủ tướng, giai đoạn 2000 - 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163km cao tốc. Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km, vì vậy cần hành động quyết liệt để 2025 có 3.000km cao tốc đưa vào khai thác và giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu có thêm 2.000km đường bộ cao tốc. "Như vậy từ 2021 - 2030, phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần bốn lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm qua", Thủ tướng nói.

Điều đặc biệt là cả ba dự án khởi công đều được áp dụng cơ chế đặc thù riêng về huy động nguồn vốn kết hợp giữa ngân sách trung ương và địa phương. Các dự án áp dụng cơ chế để rút ngắn thời gian chuẩn bị.

Theo Thủ tướng, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án này rất khó khăn. Tuy nhiên, các địa phương đã áp dụng nhiều giải pháp để người dân ủng hộ.

Kết quả này càng minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói đường vành đai 3 TP.HCM là công trình ý Đảng lòng dân, là con đường kết nối, con đường phát triển. Thời gian tới, TP.HCM cùng với các địa phương sẽ tiếp tục tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án đúng kế hoạch. TP.HCM thay mặt các địa phương, cam kết với Chính phủ và nhân dân sẽ phối hợp theo dõi sát sao để công trình đường vành đai 3 TP.HCM thông xe kỹ thuật năm 2025, hoàn thành toàn bộ vào 2026.

Phá thế "độc đạo" của quốc lộ 51

Ngày 18-6, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cầu Phước An đã được khởi công, đây là hai dự án sẽ phá thế "độc đạo" của quốc lộ 51 sau khi hoàn thành.

Lâu nay quốc lộ 51 là con đường lớn duy nhất từ TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến Bà Rịa - Vũng Tàu nên thường xuyên kẹt, ùn ứ xe, nhất là vào dịp cuối tuần, ngày lễ Tết.

Đây cũng là một trong những lý do khiến cho hệ thống cảng container cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải không phát huy hết lợi thế, ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng.

Cùng ngày, cầu Phước An bắc qua sông Thị Vải, nối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai đã khởi công. Cây cầu này nối thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Đây cũng là cây cầu "động lực" cho sự phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong đó quan trọng nhất là đưa hàng hóa từ các tỉnh miền Tây đến cảng Cái Mép - Thị Vải một cách nhanh chóng, khi rút ngắn gần 30km so với đường cũ.

Cầu Phước An giúp phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế thiên nhiên nước sâu của cảng Cái Mép - Thị Vải hiện tại và Trung tâm dịch vụ logistics Cái Mép Hạ trong tương lai gần.

Dự án cầu Phước An dài gần 4,4km, có tổng mức đầu tư khoảng 4.900 tỉ đồng, dự kiến tháng 12-2027 sẽ hoàn thành.

ĐÔNG HÀ

Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương dự kiến sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực  - Ảnh: M.TRƯỜNG

Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương dự kiến sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực - Ảnh: M.TRƯỜNG

Đường cao tốc dọc theo sông Tiền, sông Hậu

Khu vực ĐBSCL với ba trục dọc và ba trục ngang đường bộ cao tốc được phân bố đồng đều trên toàn vùng, mở ra cơ hội thay đổi lớn cho vùng đất chín rồng này.

Ngày 17-6, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 đã khởi công. Đây là trục cao tốc ngang đầu tiên, được xây dựng xuôi theo dòng chảy của sông Tiền,sông Hậu.

Khởi công cao tốc trục ngang đầu tiên

Trong những năm qua, người dân các tỉnh miền Tây đã chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục về hạ tầng giao thông khi liên tục có những tuyến đường được mở mới. Những bến phà trăm năm như Rạch Miễu, Mỹ Thuận... được thay bằng những cây cầu kiên cố.

Ngoài những tuyến cao tốc chạy dọc theo chiều dài của đất nước, có thực tế là giao thông kết nối ngang giữa các tỉnh phía Đông và phía Tây trong vùng ĐBSCL còn rất hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Vẹn (47 tuổi, ngụ tỉnh An Giang), chủ một doanh nghiệp vận tải, đánh giá: "Như quốc lộ 91 đoạn từ Châu Đốc đi Long Xuyên chỉ khoảng 60km nhưng khi nào cũng chạy mất hơn một tiếng rưỡi. Gặp đợt lễ hội vía Bà Chúa Xứ, tuyến đường này kẹt cứng. Chở khách du lịch mà như đi hành xác vậy thì sao du lịch phát triển được?".

Tuyến đường mà ông Vẹn nói chỉ là một trong hàng chục tuyến đường ngang kết nối các tỉnh miền Tây từ phía Tây qua phía Đông (từ biên giới Campuchia qua các tỉnh duyên hải phía Đông) đang bị quá tải.

Đoạn đường 60km mà ông Vẹn nói rồi đây sẽ được thay thế bằng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vừa được khởi công vào ngày 17-6. Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô phân kỳ bốn làn xe, giai đoạn 2 sẽ sáu làn xe.

Nói về tầm quan trọng của trục giao thông ngang Châu Đốc - Sóc Trăng - Cần Thơ, ngay sau thời khắc bấm nút khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh dự án là một trong sáu tuyến cao tốc làm thay đổi vùng ĐBSCL, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển...

Cơ hội cho ĐBSCL với ba tuyến cao tốc ngang

ĐBSCL đang chuẩn bị làm thêm hai tuyến cao tốc kết nối trục Đông - Tây đó là tuyến Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, dự kiến khởi công trong năm 2024 và đưa vào khai thác hai năm sau đó. Tuyến này dài 225km, quy mô giai đoạn 1 là bốn làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, tổng đầu tư trên 33.250 tỉ đồng.

Khi đưa vào khai thác, tuyến cao tốc trên sẽ kết nối cửa khẩu quốc tế Xà Xía (TP Hà Tiên, Kiên Giang) với quốc lộ 1, tuyến đường N1, đồng thời kết nối luôn với hai cao tốc trục dọc Bắc - Nam phía Đông là TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ và cao tốc Bắc - Nam phía Tây là Bình Phước - TP.HCM - Long An - Đồng Tháp - Cần Thơ - Kiên Giang.

Theo ông Dương Văn Ni - giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh, Tỉnh ủy Trà Vinh đang giao cho các sở ngành đề xuất với Bộ Giao thông vận tải đưa dự án cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh cho giai đoạn trước năm 2030. Vì theo quy hoạch cũ, tuyến cao tốc này dự kiến đầu tư sau năm 2030.

Vẫn theo ông Ni, cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60 đang triển khai giúp các địa phương như Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau kết nối với TP.HCM rất thuận lợi.

"Nếu thêm tuyến cao tốc ngang Hồng Ngự - Trà Vinh, các tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Tháp càng dễ dàng giao thương với TP.HCM. Đặc biệt, Khu kinh tế Định An của Trà Vinh đang kêu gọi đầu tư, nếu hệ thống cao tốc này hoàn thiện thì sẽ mở ra cơ hội đầu tư lớn", ông Ni nói.

Đến năm 2026 ĐBSCL có 554km đường cao tốc

Nói về ý nghĩa của tuyến cao tốc ngang đầu tiên trong vùng ĐBSCL, ông Trần Việt Trường, chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đóng vai trò liên kết vùng, mở rộng không gian, tạo thế và động lực mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu vực ĐBSCL được quy hoạch sáu tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km với quy mô từ bốn đến sáu làn xe. Sáu tuyến này bao gồm ba trục dọc và ba trục ngang.

MẬU TRƯỜNG

Thủ tướng khánh thành 2 tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan ThiếtThủ tướng khánh thành 2 tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Hai tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết chính thức khánh thành sau một tháng thông xe.

Xem thêm: mth.10132219091603202-gnagn-curt-cot-oac-gnoud-yax-cot-gnat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng tốc xây đường cao tốc trục ngang”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools