vĐồng tin tức tài chính 365

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP

2023-06-19 19:18

Theo Sở QH-KT TP, trên cơ sở khảo sát và đánh giá hiện trạng tổng hợp từ các huyện theo Nghị quyết 26 và 27/2022 của ủy ban Thường Vụ Quốc hội, có thể hình dung các huyện có tiềm năng cao về chuyển đổi xã thành phường ở khu vực giáp ranh. Các tiêu chí còn thiếu tập trung vào cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế xã hội.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 1
Bảng đánh giá tổng thể các tiêu chí hạ tầng còn thiếu tại các huyện theo Nghị quyết 26/2022.
Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 2

Bảng đánh giá tổng hợp hiện trạng hạ tầng đô thị các huyện ngoại thành TP.HCM.

Theo bảng đánh giá tổng hợp hiện trạng hạ tầng đô thị các huyện ngoại thành TP, ngoại trừ huyện Nhà Bè đang dần tiệm cận với đô thị loại II, thì 4 huyện còn lại hướng đến đô thị loại III, riêng huyện Bình Chánh đã gần đạt được đô thị loại III. Việc giải quyết các vấn đề về giao thông kết nối có thể xem là nhiệm vụ xương sống tạo bước đệm cho sự phát triển lan tỏa đột phá.

Trong số các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật, chỉ tiêu về hạ tầng vệ sinh môi trường như mật độ cống thoát nước, tỉ lệ nước thải qua xử lý và công viên hiện diện ở nhiều huyện, tỉ lệ xử lý nước thải khi mở rộng đô thị và chuyển thành quận sẽ là thách thức tương lai khi tỉ lệ bê tông hóa tăng lên.

Hiện trạng thiếu hụt đất cây xanh khu vực nội thị của các huyện ngoại thành, đặc biệt là Củ Chi và Hóc Môn cảnh bảo vấn đề có thể lặp lại khi các quận mới mở rộng đều thiếu công viên dù đã có quy hoạch.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 3

Tăng trưởng dân số theo quán tính tại các huyện ngoại thành TP.HCM so sánh với các quận Bình Tân, Gò Vấp, quận 7.

Về mặt nhu cầu, với kịch bản tăng trưởng dân số trung bình thấp hơn giai đoạn trước (2011-2020), dự báo tăng trưởng dân số giai đoạn 2021-2030 ở các huyện ngoại thành trong khoảng 1,3-1,5 triệu người. Trong đó, tăng trưởng dân số sẽ tập trung vào một số huyện như Bình Chánh (trên 500 ngàn), Hóc Môn và Nhà Bè (trên 300 ngàn).

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 4

So sánh hiệu quả sử dụng nguồn lực gắn với cấu trúc lại đất đai và lao động giữa các huyện.

So sánh tăng trưởng dân số, tăng trưởng sản lượng (GDP) và chuyển dịch đất đai (gộp cả nhà ở và công trình xây dựng khác) cho thấy đất đai đang chuyển dịch theo xu hướng nén tại Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè còn Củ Chi và Cần Giờ thì giảm mật độ. Tốc độ tăng trưởng đất đai nhanh hơn tăng trưởng dân số cho thấy có tình trạng đầu cơ hoặc sử dụng đất chưa hiệu quả.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 5

Dịch chuyển về cấu trúc sản lượng (GDP) tại huyện vùng ven phản ánh cả dịch chuyển về chức năng định cư và kinh tế. Ví dụ như một số khu vực vùng ven gần đã và đang hình thành vành đai đô thị "ngủ" có mật độ dịch vụ và việc làm thấp hơn. Bản đồ mật độ ánh sáng ban đêm cho thấy đô thị "ngủ" đang hình thành bao quanh TP.HCM.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 6

Nếu coi lõi trung tâm là khu vực tập trung việc làm, các trung tâm việc làm mới sẽ khó có thể thành công do không thể kết nối nhanh với trung tâm hiện hữu. Khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi) cần hơn 70 phút để tiếp cận đến lõi trung tâm cũ, còn Cần Thạnh (Cần Giờ) cần tới 120 phút. Nhìn chung, với cấu trúc không gian hiện tại, các khu vực không tiếp cận được lõi trung tâm trong vòng 60 phút chưa thể thu hút đầu tư và phát triển bứt phá, còn các khu vực bên trong khu vực tiếp cận này tại vùng ven dễ trở thành đô thị ‘ngủ’ trừ khi có động lực tăng trưởng đủ lớn

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 7

Không gian xây dựng đô thị đã và đang mở rộng nhanh chóng. Quá trình mở rộng hơn 20 năm qua đã hình thành khu vực nội thành (vùng lõi, đô thị hiện hữu, đô thị mở rộng) có diện tích rất lớn so với trước đây (gần 500 km2 so với 100 km2 trước đó). Các huyện ngoại thành cũng đã chuyển đổi diện tích đất đai lên tới trên 120 km2.

Đồng thời, diện tích các dự án đã được phê duyệt ở ngoại thành cũng lên tới 500 km2 với các chức năng như khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch và các khu chức năng khác. Quỹ đất thuận lợi cho xây dựng giai đoạn sắp tới ngày càng hạn hẹp. Trừ khu đô thị và công nghiệp Tây Bắc đã quy hoạch phát triển đô thị - công nghiệp chưa triển khai, các khu vực ngoại thành nếu chưa bê tông hóa thì hầu hết nằm ở khu vực ít thuận lợi hoặc không thuận lợi xây dựng.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 8

Bản đồ đánh giá thuận lợi xây dựng TP.HCM.

Quá trình mở rộng hơn 20 năm qua đã hình thành khu vực nội thành (vùng lõi, đô thị hiện hữu, đô thị mở rộng) có diện tích rất lớn so với trước đây (gần 500 km2 so với 100 km2 trước đó). Các huyện ngoại thành cũng đã chuyển đổi diện tích đất đai lên tới trên 120 km2.

Đồng thời, diện tích các dự án đã được phê duyệt ở ngoại thành cũng lên tới 500 km2 với các chức năng như khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch và các khu chức năng khác. Quỹ đất thuận lợi cho xây dựng giai đoạn sắp tới ngày càng hạn hẹp. Trừ khu đô thị và công nghiệp Tây Bắc đã quy hoạch phát triển đô thị - công nghiệp chưa triển khai, các khu vực ngoại thành nếu chưa bê tông hóa thì hầu hết nằm ở khu vực ít thuận lợi hoặc không thuận lợi xây dựng.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 9
So sánh quỹ đất dự trữ ở các nhóm giữa các huyện ngoại thành.
Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 10

Đánh giá hiệu quả khai thác hệ thống giao thông nội huyện theo khả năng tiếp cận dân số theo khung 20 phút và 40 phút.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 11
Đánh giá hiệu quả khai thác hệ thống giao thông nội huyện (từ các trung tâm huyện) theo khả năng bao phủ diện tích và theo tiếp cận hiệu quả theo khung thời gian 20 phút và 40 phút. Trong quan hệ kết nối gần (tới trung tâm hoặc với độ phủ dịch vụ và dân cư), khu vực phía Nam (Nhà Bè) và trung tâm Bình Chánh còn một số hạn chế.
Các khu vực Cần Giờ và Củ Chi có quy mô tiếp cận dân cư thấp, nhưng độ phủ dân số cao. Còn khu vực phía Bắc huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn có khả năng tiếp cận dân số và việc làm khá cao dù mạng lưới đường chính còn thấp - điều này giải thích vì sao khu vực này lại được lựa chọn cho đa số công nhân và người thu nhập trung bình thấp.
Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 12

Các khu vực tiềm năng phát triển của TP.HCM với 5 điểm đỏ là trung tâm huyện.

Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP ảnh 13

Theo đề án, Sở QH-KT phân nhóm các mô hình định cư ở vùng ven TP.HCM gồm sáu nhóm. Cụ thể, nhóm 1 là nông thôn bảo tồn, lấy tự nhiên là chủ đạo; nhóm 2 là nông thôn mật độ cao; nhóm 3 là thị trấn hoặc giao thoa ven đô theo mô hình đô thị - nông thôn; nhóm 4 là đô thị ngủ; nhóm 5 là đô thị hình thành từ lan tỏa; nhóm 6 là trung tâm - lõi trung tâm - khu vực động lực mới.

Trong sáu nhóm này, Sở QH-KT đánh giá nhóm 6 sẽ trở thành các trung tâm của các huyện. Theo đó, nhóm 6 có chức năng kinh tế mới, có vai trò là trung tâm đô thị thứ cấp của vùng lớn, là động lực tạo phát triển lâu dài cho địa phương. Vì vậy, nhóm này cần được đầu tư hạ tầng tập trung để thúc đẩy phát triển. Trong đề án, Sở QH-KT cho rằng hiện nay các khu đô thị Cần Giờ, Tây Bắc, Hiệp Phước, Tây Bình Chánh có thể phát triển theo mô hình này.

Xem thêm: lmth.985837tsop-pt-caoh-nauq-nel-na-ed-gnort-mchpt-hnaht-iaogn-neyuh-5-auc-iht-od-gnat-ah-hna/nv.olp

“Ảnh: Hạ tầng đô thị của 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong đề án lên quận hoặc TP”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools